tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Loạn giá thuốc, lỗi tại ai?

Chia sẻ: 

25/10/2022 - 08:49:00


Rõ ràng, việc cùng một loại thuốc nhưng mỗi nơi lại có giá bán khác nhau khiến bệnh nhân và người nhà bệnh nhân vô cùng thiệt thòi. Thuốc chứ không phải manh quần, tấm áo để họ mặc cả mua bán. 

Người bệnh mua thuốc tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang. Ảnh Phạm Hùng 
Người bệnh mua thuốc tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang. Ảnh Phạm Hùng 

Hiện nay, tình trạng giá thuốc mỗi nơi một kiểu khiến nhiều người mua không khỏi băn khoăn khi lạc vào “mê cung” giá thuốc. Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, người mua miễn mặc cả, trả giá. Vì vậy, người bệnh chỉ biết trông chờ vào sự quản lý, giám sát chặt chẽ giá thuốc từ cơ quan chức năng.

Mỗi nơi một giá

Trong vai người mua thuốc, phóng viên báo Kinh tế & Đô thị đã đến nhiều cửa hàng thuốc khác nhau trên một số tuyến phố, cũng như nhà thuốc của các bệnh viện (BV) lớn trên địa bàn Hà Nội.

Khảo sát tại quầy thuốc BV Nhi Trung ương cho thấy, 1 lọ Novafex 100mg/5ml được mẹ bé N.H.V. (4 tuổi, Hà Nội) mua với giá 95.230 đồng. Cùng loại thuốc này, một cửa hàng thuốc trên phố Quan Nhân (quận Thanh Xuân) bán với giá 73.000 đồng, còn trước cổng BV Nhi Trung ương, số tiền phải bỏ ra để mua được lọ thuốc này lên đến 130.000 đồng. Như vậy, chỉ tính riêng một loại thuốc điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp cho trẻ em, các nhà thuốc trong và ngoài BV có giá chênh nhau từ 20.000 đồng đến gần 60.000 đồng.

Tương tự, bé V.N.A (6 tuổi, ở Bình Lục, Hà Nam) được bác sĩ BV Nhi Trung ương chẩn đoán mắc bệnh táo bón. Sau khi được kê đơn, mẹ bé N.A ra nhà thuốc của BV mua 30 gói nhuận tràng Constipass (hộp 20 gói) theo đơn và được báo giá trong hóa đơn tổng 641.000 đồng, tương đương 21.384 đồng/gói. “Nghĩ mua ở BV giá sẽ tốt hơn hoặc ít nhất bằng ở quê nhưng lại đắt quá. Chẳng lẽ trả lại!” - mẹ bé N.A vừa đếm lại số thuốc, vừa nhăn nhó.

Qua khảo sát, 21.384 đồng/gói Constipass trong nhà thuốc BV Nhi Trung ương (427.680 đồng/hộp 20 gói) không chênh lệch nhiều so với một số nhà thuốc ở cổng BV này. Bởi chỉ cách BV chừng 20 mét, 2 nhà thuốc khác đều bán với giá 22.000 đồng/gói (440.000 đồng/hộp). Tuy nhiên, vẫn Constipass (hộp 20 gói), một nhà thuốc trên đường Vũ Trọng Phụng (quận Thanh Xuân) chỉ bán với giá 17.250 đồng/gói, tương đương 345.000 đồng/hộp.

Như vậy, cùng một hộp thuốc, nhưng 4 nhà thuốc ở 3 vị trí khác nhau lại có giá bán khác nhau. Trường hợp này, sự chênh lệch ở mỗi hộp Constipass (hộp 20 gói) ở các nhà thuốc cũng lên đến hàng trăm nghìn đồng. Với đơn thuốc 30 gói của bé V.N.A., số tiền chênh còn cao hơn thế.

Tại BV Bạch Mai và các nhà thuốc trên đường Giải Phóng, chỉ tính riêng từ nhà số 9 đến số 205 (chiều đi đường Lê Duẩn), đã có hơn 20 nhà thuốc. Sau khi tham khảo giá một vài mẫu thuốc, con số đưa ra đều khiến bệnh nhân và người nhà chỉ biết “khóc thét”. Trong đơn thuốc của bác sĩ BV Bạch Mai kê cho chị N.T.L (Chương Mỹ, Hà Nội) có thuốc Lyrica 75mg. Theo hóa đơn thanh toán tại nhà thuốc trong BV, chị phải trả 18.923 đồng cho 1 viên thuốc.

Thuốc được kiểm soát giá, không có thứ thuốc nào trong BV Bạch Mai tôi cho phép bán đắt hơn ngoài. Chúng tôi có cách khống chế giá theo quy định của Bộ Y tế. Thuốc vào BV được bán ở các nhà thuốc phải được kiểm soát từ nguồn cung qua nhiều khâu chặt chẽ. Do đó, chất lượng thuốc đảm bảo, giá thành đảm bảo.
PGS. TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc BV Bạch Mai

Trong khi đó, nhà thuốc H.L nằm trên đường Giải Phóng, đối diện BV Bạch Mai bán với giá 25.000 đồng/viên. Cùng tên thuốc, thành phần, nơi sản xuất nhưng nhà thuốc P.M.C trên phố Quan Nhân (Thanh Xuân, Hà Nội) chỉ bán với giá 17.400 đồng/viên Lyrica 75mg.

Như vậy, 1 hộp Lyrica 75mg (65 viên), 3 nhà thuốc này có giá lần lượt là 1.059.688 đồng, 1.400.000 đồng và 974.400 đồng, qua so sánh có thể thấy số tiền chênh lệch từ vài chục đến gần nửa triệu đồng.

 
 

Tương tự, với thuốc điều trị loét dạ dày, tá tràng Fogicap 40, nhà thuốc trong BV bán 358.500 đồng/hộp (30 viên), nhưng nhà thuốc V.P trên đường Giải Phóng bán với giá 585.000 đồng, còn nhà thuốc trên đường Vũ Trọng Phụng có giá 380.000 đồng.

Tình trạng chênh lệch giá không chỉ diễn ra ở các nhà thuốc gần BV. Qua khảo sát, 1 hộp Piascledine 300mg (15 viên) giúp điều trị bệnh thoái hóa khớp được bán trong nhà thuốc của BV Bạch Mai với giá 192.600 đồng. Tại nhà thuốc L.T., một trong số nhà thuốc lớn trước cổng BV có giá tương tự là 172.500 đồng. Đáng chú ý, một nhà thuốc khác trên đường Văn Miếu lại “hét giá” người mua đến 270.000 đồng, chênh lệch hàng trăm ngàn đồng với các nhà thuốc khác.

Rõ ràng, việc cùng một loại thuốc nhưng mỗi nơi lại có giá bán khác nhau khiến bệnh nhân và người nhà bệnh nhân vô cùng thiệt thòi. Thuốc chứ không phải manh quần, tấm áo để họ mặc cả mua bán.

Loạn giá thuốc, lỗi tại ai? - Ảnh 1

Có quản lý được giá thuốc?

Đề cập đến vấn đề giá thuốc tại BV, Trưởng khoa Dược BV Bạch Mai Nguyễn Quỳnh Hoa cho hay, nguyên tắc thuốc bán tại nhà thuốc của BV phải qua đấu thầu (rộng rãi, công khai, giá cạnh tranh). Việc đấu thầu có thể thực hiện ở BV Bạch Mai hoặc các BV tuyến tỉnh khác. Thuốc trúng đấu thầu sẽ phải đảm bảo giá cạnh tranh nhất. Do đó, có những thuốc tại BV Bạch Mai sẽ rẻ nhất so với các nhà thuốc khác vì giá mua vào đã rẻ, đồng thời thặng số bị khống chế bởi các nghị định.

Trong khi, những nhà thuốc bên ngoài không bị khống chế, đa số bên ngoài sẽ bán nâng lên 10 - 20% mới đảm bảo hoạt động của họ (tiền thuê cửa hàng, nhân viên…) nhưng nhà thuốc BV lại bị khống chế. Các quầy thuốc của BV Bạch Mai đã niêm yết bảng giá công khai 1.252 loại thuốc.

Theo Sở Y tế Hà Nội, hiện nay, TP có 9.728 cơ sở hành nghề dược. Trong đó, 1.399 công ty; 4.978 nhà thuốc; 3.236 quầy thuốc; 115 cơ sở kinh doanh dược với các hình thức tổ chức khác. Thời gian qua, ngành Y tế Thủ đô đã tăng cường kiểm soát giá thuốc, thanh kiểm tra, giám sát, quyết liệt xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Trong 9 tháng đầu năm, Hà Nội đã kiểm tra, hậu kiểm 305 cơ sở hành nghề y, dược. Trong đó, kiểm tra, hậu kiểm 227 cơ sở hành nghề dược (thu hồi 132 giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, chuyển phòng y tế xử lý 95 cơ sở bán lẻ). Thời gian tới, cơ quan chức năng của Hà Nội tiếp tục thanh kiểm tra việc kê khai giá, niêm yết giá bán và bán đúng giá niêm yết. Kiểm tra các hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, găm hàng, mua gom hàng hóa hoặc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán thuốc bất hợp lý.

Theo Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, từ năm 2017 - 2021, Cục đã thành lập 3 đoàn thanh tra, 124 đoàn kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật về dược. Trong đó, 127 cơ sở bị xử phạt vi phạm hành chính là với hơn 7 tỷ đồng. Để kiểm soát giá thuốc, Cục Quản lý Dược yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, TP chỉ đạo BV, DN kinh doanh thuốc thực hiện nghiêm quy định về quản lý giá thuốc như: Niêm yết giá thuốc và bán theo giá niêm yết, mua thuốc theo giá không cao hơn giá bán buôn, bán lẻ kê khai, kê khai lại đã công bố. Đặc biệt, không được lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, găm hàng và đẩy giá thuốc tăng cao nhằm trục lợi. Với các cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Cục yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về thặng số bán lẻ quy định.

Liên quan đến vấn đề này, Trưởng phòng Pháp chế - Thanh tra, Cục Quản lý Dược Chu Đăng Trung cho biết, Luật Dược năm 2016 được Quốc hội thông qua ngày 6/4/2016 và có hiệu lực từ 1/1/2017. Sau 5 năm thực hiện cho thấy, việc thực thi Luật Dược góp phần kiểm soát tốt giá thuốc, giúp thị trường dược phẩm cơ bản được bình ổn qua các năm, chỉ số CPI nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế luôn ở mức thấp so với CPI chung. Thông qua việc kê khai giá thuốc giúp giá thuốc được công khai, minh bạch, tiết kiệm thời gian, công sức cho các bên.

Tuy nhiên, các biện pháp quản lý giá như kê khai, kê khai lại giá, rà soát giá thuốc kê khai đều áp dụng cho tất cả các thuốc mà không phân loại đối với nhóm thuốc ít cạnh tranh có nguy cơ độc quyền. Các biện pháp quản lý giá thuốc tại Luật Dược đã giao nhiệm vụ quản lý giá thuốc cho Bộ Y tế điều này gây khó khăn trong việc huy động, phối hợp liên ngành trong quản lý giá thuốc, đặc biệt trong thực hiện quy định mới về rà soát tính chính xác của mức giá thuốc đã kê khai.

Do đó, Cục Quản lý Dược đề xuất sửa đổi Luật Dược cần phân loại nhóm thuốc, danh mục thuốc, kê khai giá để tập trung trong quản lý; các trường hợp được miễn kê khai giá. Đồng thời, việc sửa đổi Luật Dược cần phân công cụ thể trách nhiệm của bộ, ngành trong quản lý giá thuốc.

Theo Kinh tế đô thị
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị chiến thắng điện biên phủ Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Radio online
Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 04/05/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV