Hé lộ loại bom lượn Mỹ sắp trang bị cho Ukraine đủ sức làm tê liệt cả sân bay
VOV.VN - Mỹ đang chuẩn bị trang bị cho Ukraine một loại bom lượn mới cực kỳ nguy hiểm, có thể tấn công và làm tê liệt toàn bộ sân bay của đối phương.
Lý do Nga bất ngờ giảm tần suất tấn công Ukraine bằng "vũ khí nguy hiểm nhất"18/12/2024 - 08:28:00 Thời gian gần đây, nhiều phương tiện truyền thông đưa tin, quân đội Nga đã giảm việc sử dụng bom lượn dẫn đường trên không. Ước tính, tần suất các cuộc tấn công Ukraine bằng vũ khí này đã giảm gần một nửa trong thời gian hai tháng qua.
Defense Express cho biết, trong khoảng thời gian từ ngày 21 đến 27/10/2024, Nga sử dụng tới 1.100 quả bom lượn dẫn đường trên không, nhưng đến tháng 11/2024, con số này giảm xuống chỉ còn khoảng từ 800-900 quả/tuần. Theo giới phân tích, có nhiều nguyên nhân khiến Moscow buộc phải giảm tần suất sử dụng bom lượn.S Nga giảm tần suất tấn công Ukraine bằng bom lượnTrước hết là việc Mỹ cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Điều này đã buộc các phương tiện chiến đấu tầm gần của Nga phải ẩn náu sâu hơn phía sau tiền tuyến. Một số phương tiện truyền thông Ukraine cho biết, sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm đối với Ukraine, số lượng các cuộc không kích của Moscow đã giảm mạnh. Thứ hai là thời tiết. Mặc dù điều kiện thời tiết bất lợi không ảnh hưởng đến hoạt động của các máy bay ném bom, nhưng lại làm giảm hiệu quả của máy bay không người lái trinh sát của Nga. Trên thực tế, việc sử dụng bom lượn đòi hỏi cần có thông tin chính xác về tọa độ mục tiêu và máy bay không người lái chịu trách nhiệm chính trong việc tìm kiếm các mục tiêu tiềm năng. Thời tiết không thuận lợi sẽ làm giảm tầm quan sát của UAV, khiến chúng hoạt động không hiệu quả, do vậy khó có thể cung cấp thông tin về mục tiêu cho máy bay chiến đấu. Ngoài ra, dữ liệu trinh sát của Nga cũng đang bị thu hẹp, một phần do việc Ukraine phá hủy được nhiều UAV trinh sát của đối phương kể từ tháng 8/2024. Vào cuối tháng 11, Forbes đưa tin, sau nhiều tháng vắng bóng, Ukraine đã đưa Yakovlev Yak-52 - máy bay huấn luyện từ thời Liên Xô ra đời từ những năm 1970 quay trở lại hoạt động để truy đuổi các máy bay không người lái giám sát của Nga. Chi phí vận hành Yakovlev Yak-52 chỉ vài trăm USD mỗi giờ bay nên nó được đánh giá là phương tiện hiệu quả để tiêu diệt các máy bay không người lái có giá khoảng 100.000 USD. Một số nhà phân tích cho rằng, không loại trừ khả năng số lượng máy bay ném bom Su-34 của Nga - lợi phương tiện vốn được sử dụng rộng rãi để thả bom lượn đang dần cạn kiệt hoặc bị hao mòn đáng kể. Phòng không Ukraine từng nhiều lần tuyên bố đã bắn hạ Su-34 của Nga. Ngoài ra, Su-34 rơi còn do trục trặc kỹ thuật, và lỗi của phi hành đoàn. Nhưng xét đến năng lực chế tạo vũ khí của Nga, lý do này không thực sự thuyết phục. Nga hiện vẫn duy trì khả năng sản xuất được những chiếc Su-34 hoặc Su-35 mới, do vậy họ có thể không gặp nhiều khó khăn trong việc bảo trì những máy bay đang hoạt động. Dù giảm tần suất các cuộc tấn công bằng bom lượn, nhưng chiến dịch ném bom lượn của Nga vẫn lớn hơn nhiều so với Ukraine, vì không quân nước này có nhiều máy bay chiến đấu và nhiều bom hơn không quân Ukraine. Trong khi đó, Ukraine chỉ có khả năng sử dụng khoảng 10-12 quả bom lượn mỗi ngày do vậy, họ thường ưu tiên các mục tiêu có giá trị cao như cầu cảng, cơ sở chỉ huy hay lực lượng biệt kích của đối phương. Ukraine xem xét tự phát triển bom lượnUkraine hiện sở hữu một số loại bom lượn như bom GBU-39 do Mỹ sản xuất, bom HAMMER do Pháp chế tạo. Kiev thậm chí đang xem xét tự sản xuất bom lượn dành riêng cho không quân nước này. Ukraine bắt đầu sử dụng bom JDAM do Mỹ cung cấp vào mùa xuân năm 2023, điều chỉnh chúng để tích hợp cho máy bay chiến đấu MiG-29 và Su-27. JDAM được trang bị một bộ thiết bị có hệ thống dẫn đường quán tính và hệ thống dẫn đường dựa trên GPS giúp biến những quả bom không dẫn đường đơn giản thành bom dẫn đường trên không. Bộ thiết bị này có thể thích ứng với nhiều loại bom có trọng lượng và kích thước khác nhau, từ 230 kg đến 900 kg với tầm bắn lên tới 72 km. Đến đầu năm 2024, Pháp đã bắt đầu cung cấp cho Ukraine phiên bản bom lượn AASM (hay HAMMER trong tiếng Anh). Điểm đặc biệt của loại bom trên không này là có cấu trúc mô-đun với một hệ thống dẫn đường ở phía trước và một hệ thống mở rộng tầm bắn ở phía sau. Các hệ thống này có thể gắn vào nhiều loại bom không dẫn đường khác nhau. Tầm bắn tối đa của bom HAMMER lên tới 70 km. Vấn đề với việc sử dụng HAMMER là phương tiện phóng chúng phải là máy bay chiến đấu Dassault Rafale và Mirage-2000 của Pháp, mà Tổng thống Emmanuel Macron cam kết sẽ cung cấp cho Ukraine. Tuy nhiên, tương tự như JDAM, HAMMER đã được điều chỉnh cho các máy bay chiến đấu của Ukraine có từ thời Liên như Su và MiG. Đặc biệt, những quả bom này được cải tiến dành cho máy bay tấn công Su-25 của Ukraine. Ngoài hai loại bom này, một số báo cáo gần đây cho biết Không quân Ukraine đã triển khai các quả bom đường kính nhỏ (SDB), chẳng hạn như GBU-39 và GBU-39/B để tấn công mục tiêu. Những quả bom này nặng 130 kg và có thể bay xa tới 110 km. Chúng được trang bị đầu đạn vonfram có khả năng xuyên phá bê tông. Ngoài việc sử dụng các loại bom lượn của phương Tây, thời gian gần đây, Ukraine cũng đang xem xét phát triển các loại bom lượn riêng của nước này. Chuyên gia hàng không Kostiantyn Kryvolap của Ukraine cho biết, ban đầu nước này phụ thuộc nhiều vào các mẫu bom thông minh của phương Tây. Tuy nhiên, tốc độ chậm chạp trong việc chuyển giao vũ khí và số lượng hạn chế của chúng đã thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine tìm kiếm các giải pháp thay thế. "Chúng tôi có cùng loại bom nổ mạnh như của Nga, còn sót lại từ thời Liên Xô. Đã 30 năm trôi qua và chúng tôi cần phải xem xét cẩn thận tình trạng của những quả bom này, đồng thời điều chỉnh các thành phần vẫn có thể sử dụng được", ông Kryvolap lưu ý. Chuẩn tướng Serhii Holubtsov, chỉ huy không quân của Bộ tư lệnh Không quân thuộc Lực lượng vũ trang Ukraine, cho rằng, để chế tạo bom dẫn đường thông minh, các kỹ sư cần phải lựa chọn hình dạng cánh, tinh chỉnh hệ thống dẫn đường và phát triển các biện pháp đối phó với các hệ thống tác chiến điện tử của Nga. Theo ông Serhii Holubtsov, quá trình này sẽ mất nhiều thời gian. Theo VOV
Ý kiến bạn đọc
Tin cùng chuyên mục
|
Theo TTKTTV
|