tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Lý do ông Trump không thể chấm dứt xung đột Nga-Ukraine trong vòng 24 giờ

Chia sẻ: 

01/12/2024 - 07:30:00


Ông Trump từng chỉ trích sự ủng hộ của Washington với Kiev trong cuộc xung đột Nga - Ukraine và tuyên bố sẽ kết thúc chiến sự trong vòng 24 giờ nếu đắc cử. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, căng thẳng leo thang trước khi ông Trump nhậm chức đã trở thành vấn đề khó có thể giải quyết trong một sớm một chiều.

Căng thẳng leo thang

Xung đột Nga – Ukraine diễn ra hơn hai năm qua đã dần định hình một số “luật chơi” nhất định, trong đó hai bên tham chiến phải tính toán tới phản ứng của bên còn lại trước khi triển khai bất kỳ nỗ lực tấn công nào, tránh để các cuộc đụng độ leo thang thành cuộc chiến toàn diện. Khi cuộc xung đột bước sang năm thứ ba, chiến lược này vẫn duy trì hiệu quả.

Tuy nhiên, nhiệm kỳ tới của ông Trump có nguy cơ phá vỡ sự cân bằng mong manh này. Cách tiếp cận của Tổng thống Mỹ đắc cử được đánh giá là khác biệt hơn so với người tiền nhiệm Joe Biden. Giới quan sát nhận định, kinh nghiệm nhiều năm lăn lộn trên thương trường trước khi bước vào chính giới đã mang lại cho ông Trump một góc nhìn khác về cuộc chiến ở Ukraine: góc nhìn của một doanh nhân. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến cách ông và những người cộng sự xử lý vấn đề Ukraine, đồng thời tạo động lực buộc hai bên tham chiến và thậm chí là chính quyền Tổng thống sắp mãn nhiệm Joe Biden gấp rút tìm cách phản ứng.

Cụ thể, Nhà Trắng đã nới lỏng phạm vi tấn công bằng tên lửa tầm xa đối với Kiev, trong khi để đáp trả, Điện Kremlin cũng hạ thấp ngưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân và phóng tên lửa tiên tiến Oreshnik vào đất Ukraine. Điểm đặc biệt cần chú ý đến là loạt động thái leo thang xung đột này chỉ xảy ra ngay sau khi cuộc bầu cử Mỹ tháng 11 tuyên bố người chiến thắng – ông Donald Trump.

 

Sẽ không bất ngờ nếu ông Trump hủy bỏ quyết định mở rộng phạm vi triển khai vũ khí tầm xa của chính quyền đương nhiệm vì cho rằng một quyết định như vậy đang ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của Mỹ. Trên thực tế, nhiều đồng minh của cựu Tổng thống đã lên tiếng phản đối quyết định này, như Hạ nghị sĩ Cộng hòa Marjorie Taylor Greene, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Mike Lee hay tỷ phú Elon Musk. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là bản thân Tổng thống đắc cử lại không trực tiếp bình luận về quyết định "xé rào" của người tiền nhiệm Biden - điều ông vẫn thường làm trước đó. 

Căng thẳng leo thang hiện nay khiến việc lập tức ngồi vào bàn đàm phán trở nên khó khăn đối với hai bên tham chiến. Hơn nữa, những thắng lợi gần đây của Nga trên chiến trường có thể tạo ra một thỏa thuận không công bằng với Ukraine.

Hiện nay, những chi tiết về kế hoạch hòa bình của chính quyền Mỹ tiếp theo đang dần được hé lọ bởi các lựa chọn nhân sự của ông Trump. Tổng thống đắc cử vẫn chưa công bố kế hoạch để giải quyết xung đột và sẽ tiếp tục thảo luận với các cố vấn thân cận nhất của mình nhằm tiến tới một thỏa thuận có lợi cho Mỹ nhất.

Tổng thống Putin không nói đùa

Các tuyên bố răn đe hạt nhân của Nga đã có hiệu quả trong việc giữ phương Tây ở vị trí an toàn, đảm bảo viện trợ quân sự cho Ukraine ở mức không gây ra sự trả đũa trực tiếp từ Moscow. Tuy nhiên, cho đến khi Mỹ “xé rào” cho phép Ukraine tấn công sâu hơn vào lãnh thổ Nga, Tổng thống Putin đã  chứng minh những tuyên bố trước đó không chỉ là “đòn gió”.

Ngày 19/11, nhà lãnh đạo Điện Kremlin chính thức ký phê duyệt sắc lệnh điều chỉnh học thuyết hạt nhân của nước này.

Học thuyết hạt nhân sửa đổi này có thêm một quy định, Moscow có thể sử dụng vũ khí hạt nhân nếu nước này nhận được "thông tin đáng tin cậy" về một vụ triển khai máy bay, hoặc phóng tên lửa hay máy bay không người lái và các loại máy bay khác của đối phương trên diện rộng, nhằm vào lãnh thổ Liên bang Nga, vượt qua biên giới Nga hoặc đồng minh Belarus. Ngoài ra, học thuyết cũng nêu rõ Nga sẽ xem mọi cuộc tấn công của một nước không có vũ khí hạt nhân nhưng được hỗ trợ bởi một cường quốc hạt nhân là một cuộc tấn công chung.

Nhiều chuyên gia cho rằng giữa việc ký thông qua một sắc lệnh với viễn cảnh Nga thực sử sử dụng vũ khí hạt nhân vẫn là khoảng cách khá xa. Tuy nhiên, điều này là minh chứng cho thấy Moscow có thể tiến xa đến đâu nếu thấy lợi ích của mình bị đe dọa bởi bên thứ ba.

Rõ ràng những biện pháp cứng rắn đang mang lại cho Nga nhiều thắng lợi ở mặt trận Kursk và Ukraine. Điều này khác hẳn so với hai năm trước, khi không có tên lửa hay máy bay không người lái nào tấn công Nga nhưng Moscow đã phải hứng chịu nhiều thất bại hơn so với hiện tại sau cuộc phản công lớn của Ukraine vào mùa hè năm 2022.

Bên cạnh đó, việc ông Putin triển khai tên lửa Oreshnik vào Ukraine không nên được coi là lời cảnh báo cuối cùng. Thay vào đó, đó là một dấu hiệu khác cho thấy Nga đã sẵn sàng bảo vệ lợi ích của mình. Tên lửa Oreshnik đóng vai trò là lời nhắc nhở mạnh mẽ về khả năng quân sự của Moscow nhưng mục đích thực sự của vụ phóng nay là nhằm cảnh báo Mỹ và phương Tây về giới hạn tham gia vào cuộc xung đột hiện tại.

Ba kịch bản chấm dứt xung đột Nga-Ukraine

Kịch bản tham vọng nhất để kết thúc cuộc xung đột hiện nay là đạt được một thỏa thuận toàn diện giữa hai bên tham chiến, trong đó bao gồm các điều khoản phân chia phạm vi ảnh hưởng và giải quyết các đề xuất được nêu trong tối hậu thư của Tổng thống Putin hồi tháng 12/2021. Tối hậu thư này cấm Ukraine và các nước thuộc Liên Xô cũ khác gia nhập NATO, đồng thời yêu cầu liên minh quân sự này lùi lại thời gian triển khai quân đội và vũ khí ở Trung và Đông Âu.

Viễn cảnh kịch bản này được thông qua đồng nghĩa với việc thiết lập một kiến ​​trúc an ninh mới ở châu Âu, thừa nhận lợi ích của Nga và đánh giá lại kết quả của Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, mục tiêu này khó có thể đạt được trong điều kiện hiện tại.

Một kịch bản thực tế hơn liên quan đến một thỏa thuận hạn chế với phương Tây về Ukraine. Mặc dù điều này có vẻ không thể xảy ra vào thời điểm 6 tháng trước nhưng hiện tại nó đang được xem xét nghiêm túc trong bối cảnh các cuộc đàm phán có dấu hiệu được nối lại. RT dẫn các nguồn thạo tin cho biết phương Tây có thể đề xuất ngừng bắn dọc theo các tuyến đầu và lệnh hoãn tư cách thành viên NATO của Ukraine trong vòng 20 năm. Tuy nhiên, Moscow yêu cầu Kiev giải trừ vũ khí và giữ thế trung lập về chính trị. Cuộc chiến có thể sẽ tiếp tục cho đến khi những mâu thuẫn này được giải quyết.

Lựa chọn cuối cùng là lựa chọn không có thỏa thuận đáng kể nào, tương tự như cách cuộc chiến Gruzia và Nam kết thúc hồi năm 2008 bởi sức ép quân sự lớn từ phía Nga. Nếu sự phụ thuộc của Kiev vào phương Tây giảm đi, Ukraine, giống như Georgia, sẽ đơn phương từ bỏ lập trường thù địch đối với Moscow để tránh tổn thất thêm quân sự và dồn nguồn lực vào việc phục hồi nền kinh tế.

Kịch bản thứ ba này có khả năng xảy ra hơn khi Ukraine phải đối mặt với những thách thức ngày càng tăng trên chiến trường. Thực tế là một thỏa thuận tương đối ổn định với phương Tây liên quan đến Ukraine chỉ có thể xảy ra nếu Kiev từ bỏ chính sách đối kháng với Nga.

Để giải pháp này được triển khai, Mỹ phương Tây phải tránh can thiệp trực tiếp và kiềm chế không tăng viện trợ quân sự cho Ukraine. Tổng thống Nga Putin từ lâu đã đặt ra yêu cầu này và có vẻ như ông Trump cũng có chung quan điểm như vậy.

Nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump có thể đánh dấu sự thay đổi trong chiến lược của Mỹ, mặc dù những mâu thuẫn cơ bản gây ra xung đột giữa Nga và phương Tây vẫn chưa được giải quyết. Vấn đề cơ bản rất rõ ràng: không bên nào muốn chấp nhận Ukraine là một phần trong phạm vi ảnh hưởng của bên kia.

Trong ngắn hạn, có vẻ như ông Trump sẽ phải đối mặt với những thách thức tương tự như Tổng thống Biden đã gặp phải: điều hướng ranh giới mong manh giữa leo thang quân sự và chiến tranh hạt nhân. Sự thay đổi đáng kể duy nhất dưới thời tổng thống Mỹ mới có thể là chuyển giao gánh nặng kinh tế của cuộc xung đột sang vai châu Âu.

Khi tình hình tiếp tục diễn biến, chiến lược của Nga rất rõ ràng: duy trì tiến trình hiện tại trong khi giữ xung đột ở mức dưới mức nguy cấp. Khả năng phương Tây tiếp tục cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine hay thúc đẩy tiến trình đàm phán hòa bình cho hai bên tham chiến sẽ phụ thuộc phần lớn vào việc bên nào đang chiếm ưu thế hơn, cả về mặt quân sự và chính trị.

Theo VOV
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 26/12/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV