Một số quy định về niên hạn sử dụng của phương tiện ô tô02/10/2022 - 15:37:00 Thực hiện Công văn số 145 ngày 20/9/2022 của Ban An toàn giao thông tỉnh về việc xử lý xe tự chế ba, bốn bánh, xe hết niên hạn sử dụng tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh, Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh xây dựng nội dung tuyên truyền về niên hạn sử dụng của phương tiện ô tô và quy định xử lý đối với phương tiện sản xuất, lắp ráp trái quy định như xe công nông, xe tự chế ba, bốn bánh.
Trong đó, về niên hạn sử dụng xe ô tô, theo Nghị định 95 ngày 30/10/2009 của Chính phủ quy định về niên hạn sử dụng đối với xe ôtô chở hàng và xe ô tô chở người như sau: Không quá 25 năm đối với xe ô tô chở hàng; Không quá 20 năm đối với xe ô tô chở người; Không quá 17 năm đối với xe ô tô chuyển đổi công năng từ các loại xe khác thành xe ô tô chở người trước ngày 01 tháng 01 năm 2002. Thời điểm tính niên hạn sử dụng của xe ô tô được tính bắt đầu từ năm sản xuất xe. Quy định trên không áp dụng đối với: Xe ô tô của quân đội, công an phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh; xe ô tô chở người đến 09 chỗ ngồi (kể cả chỗ người lái); xe ô tô chuyên dùng, rơ moóc, sơ mi rơ moóc. Theo Quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với phương tiện hết niên hạn sử dụng, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng đối với người điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông (đối với loại xe có quy định về niên hạn sử dụng); đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; xe ô tô quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông còn bị tịch thu phương tiện. Ngoài ra, chủ phương tiện đưa phương tiện quả niên hạn sử dụng tham gia giao thông bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng đối với cá nhân, từ 8 triệu đồng đồng đến 12 triệu đồng đối với tổ chức. Các phương tiện sản xuất, lắp ráp trái quy định và xe công nông, xe tự chế ba, bốn bánh có gắn động cơ chở người, hàng hóa, vật liệu xây dựng bị cấm tham gia giao thông trên đường bộ. Các phương tiện có lắp bánh lốp, bánh sắt, di chuyển được nhờ kéo, đẩy bởi phương tiện khác mà có cấu tạo và kích thước không tương tự các phương tiện giao thông thô sơ thì được cho là phương tiện tự chế, sản xuất, lắp ráp trái quy định. Về quy định xử phạt: Phạt tiền từ 10 triệu đồng đồng đến 12 triệu đồng, bị tịch thu phương tiện và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng dẫn 03 tháng đối với hành vi vi phạm: “Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông (bao gồm cả xe công nông thuộc diện bị dình chỉ tham gia giao thông, rơ moóc và sơ mi rơ moóc được kéo theo). Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 35 triệu đồng đối với cá nhân, từ 60 triệu đồng đồng đến 70 triệu đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi sản xuất, lắp ráp trái phép phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Ngoài việc bị phạt tiền, còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu phương tiện sản xuất, lắp ráp trái phép. Biên tập
Ý kiến bạn đọc
Tin cùng chuyên mục
|
Theo TTKTTV
|