tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Ngành đồ gỗ nội thất Việt: Không thay đổi khó giữ sân nhà

Chia sẻ: 

17/02/2023 - 08:21:00


Năm 2022, trị giá xuất khẩu các sản phẩm nội thất ngành gỗ vào những thị trường trọng điểm đã giảm. Thực tế, nhu cầu trong nước đang tăng song dường như các DN lại chưa chú trọng tới thị hiếu của khách hàng nội địa.

Xuất khẩu chưa có dấu hiệu lạc quan

Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, trị giá xuất khẩu đồ gỗ nội thất văn phòng của Việt Nam năm 2022 đạt 370,3 triệu USD, giảm 15,9% so với năm 2021. Trong đó, đồ nội thất văn phòng xuất khẩu sang thị trường Mỹ nhiều nhất, đạt 225,4 triệu USD nhưng đã giảm 13,6% so với năm 2021. Trị giá xuất khẩu tới thị trường này chiếm 60,9% tổng trị giá xuất khẩu đồ nội thất văn phòng. Tiếp đó là các thị trường Nhật Bản với 67,7 triệu USD, giảm 7,3% so với năm 2021; Trung Quốc với 15,9 triệu USD…

Một cửa hàng nội thất trên đường Đê La Thành. Ảnh: Thành Luân
Một cửa hàng nội thất trên đường Đê La Thành. Ảnh: Thành Luân

Nhiều chuyên gia trong ngành lý giải, nguyên nhân khiến xuất khẩu đồ gỗ nội thất văn phòng giảm do lạm phát tăng cao khiến người tiêu dùng các quốc gia ưu tiên chi tiêu cho lương thực, thực phẩm và những đồ dùng thiết yếu, do đó cắt giảm chi tiêu cho đồ nội thất. Giá cước vận chuyển ở mức cao, giá mua gỗ nguyên liệu tăng mạnh cũng đã gây khó khăn cho DN sản xuất của Việt Nam.

Bên cạnh đó, với những bất ổn khó đoán định từ sau Covid-19 nối tiếp nhau trên thế giới khiến nhiều DN loay hoay trong việc duy trì sản xuất - kinh doanh khi hầu hết đều hướng tới xuất khẩu; xoay xở giữ chân người lao động khi đơn hàng đến các nước vốn là thị trường trọng điểm trước giờ ít dần, chưa có tín hiệu lạc quan.

Thời gian vừa qua, đã có không ít DN quay trở lại với thị trường nội địa khi
Việt Nam được đánh giá có một nền kinh tế tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, để phát triển được phải giải bài toán là áp lực chi phí mặt bằng, nhân sự, truyền thông... và đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các thương hiệu cao cấp nước ngoài.

Ông Nguyễn Đình Khoa - CEO Nội thất, kiến trúc TKA Việt Nam nhận định, về xuất khẩu gỗ và đồ nội thất của Việt Nam luôn có chỗ đứng ở các thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ hay Australia. Tuy nhiên, thị trường trong nước đang mất dần thị phần khi người dân ưu tiên lựa chọn các sản phẩm nhập khẩu đến từ những thương hiệu lớn trên bản đồ nội thất thế giới như IKEA, Dongsuh...

"Người tiêu dùng Việt có xu hướng chuộng hàng nhập khẩu thay vì hàng sản xuất trong nước dù chất lượng tương đương nhau. Thậm chí, nhiều sản phẩm nội thất đi theo đường vòng, khi sản xuất trong nước, nhập khẩu qua châu Âu rồi lại quay trở lại, mức giá thành đội lên nhưng khách hàng vẫn chấp nhận" - ông Nguyễn Đình Khoa chia sẻ.

Cần sớm thay đổi lối mòn

Xu hướng, thị yếu của người dân đang dần thay đổi, dẫn đến nhu cầu xây dựng tổ ấm được chú trọng và sẵn sàng chi trả nhiều hơn để có không gian sống hoàn hảo nhất. Tuy nhiên, hiện tại, nhiều làng nghề thủ công trên địa bàn TP Hà Nội và cả các phố đồ gỗ như Đê La Thành, Nguyễn Trãi, Ngô Gia Tự... vẫn trung thành với thế mạnh là thủ công mỹ nghệ. Những sản phẩm khác như bàn, ghế, tủ ít thay đổi mẫu mã hoặc chưa có sự đầu tư vào công nghệ tích hợp, hạn chế cập nhật thông tin về thị trường.

Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Hòa Thành Building Trần Văn Hòa cho biết, những người tiêu dùng trẻ thay vì sử dụng đồ nội thất có chất lượng tốt, tuổi thọ đến hàng chục năm thì tiêu chí được đặt ra luôn đơn giản, đẹp mắt, nhiều công năng và có phần mới lạ, sử dụng 4 - 5 năm rồi thay mới. Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt đã dễ dàng tiếp cận và đưa ra những so sánh giữa các thương hiệu, nâng tiêu chuẩn thẩm mỹ, tạo một môi trường tốt để làm việc, học tập, giải trí.

Ông Tô Xuân Phúc - chuyên gia phân tích chính sách Tổ chức Forest Trends đánh giá, các làng nghề tại Việt Nam có điểm mạnh là tay nghề cao, hệ thống và cơ sở sản xuất sẵn có, truyền thống lâu đời. Tuy nhiên, điểm yếu là sản xuất tự phát, phân tán, nhỏ lẻ, công nghệ đơn giản, ít thay đổi về mẫu mã, quản trị hạn chế. Điều đó dẫn tới rủi ro là dễ lệ thuộc vào một vài thị trường và khó bắt kịp sự dịch chuyển xu thế tiêu dùng.

"Ở góc độ cơ quan quản lý, cần quan tâm nhiều hơn tới các hộ làng nghề. Chính phủ đã cam kết kiểm soát chặt chẽ thị trường nội địa. Cần có cơ chế chính sách riêng nhằm hỗ trợ các làng nghề gỗ; có chính sách, cơ chế hỗ trợ hình thành liên kết giữa công ty và các hộ làng nghề. Đặc biệt, cần truyền thông thay đổi thói quen người tiêu dùng trong việc sử dụng gỗ quý. Ưu tiên sử dụng các sản phẩm hình thành do liên kết thông qua mua sắm công" - ông Tô Xuân Phúc cho hay.

CEO Nguyễn Đình Khoa cho biết, để khai thác tiềm năng thi trường nội địa cần tạo ra mạng lưới liên kết với các công ty, đại lý phân phối sản phẩm, tạo dựng thương hiệu riêng để thu hút khách hàng tự tìm đến đi kèm với cập nhật xu hướng nội thất liên tục hoặc cộng tác với các thiết kế nội thất để đa dạng sản phẩm.

"Các sản phẩm nội thất có thể bán với giá cao hơn so với bình dân, tuy nhiên mức giá đó phải đi kèm các dịch vụ bảo hành, hậu mãi chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện mô hình kinh doanh, sử dụng máy móc và thiết bị hiện đại để giảm sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu, tăng chất lượng; cải thiện giải pháp giao hàng và đóng gói" - ông Nguyễn Đình Khoa chia sẻ.

Theo Kinh tế & Đô thị
Ý kiến bạn đọc
captcha
Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 03/01/2025

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV