tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Nguy cơ nợ xấu bất động sản hình thành từ hơn 200 ngàn tỉ đồng trái phiếu đáo hạn

Chia sẻ: 

09/08/2022 - 14:42:00


Trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tín dụng một cách thận trọng và thị trường bất động sản tiếp tục khó khăn, nợ xấu từ bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp có thể sẽ rõ ràng hơn từ năm 2023. Trong năm 2023 và năm 2024, tổng khối lượng trái phiếu bất động sản đến hạn là 207.800 tỉ đồng. 

Sức ép từ trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn

Trong báo cáo vừa phát hành, các chuyên gia phân tích SSI Research cho rằng, nửa cuối năm 2022, bên cạnh áp lực lạm phát, việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ là tâm điểm chú ý của thị trường.

“Tiền đồng có thể sẽ mất giá 2,2% vào cuối năm 2022. Đồng thời, NHNN cũng có thể sẽ thận trọng hơn trong việc nâng hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại trong nửa cuối năm nay. Chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng tín dụng của năm 2022 có thể dao động trong khoảng 15% -16%, giảm tốc so với mức 17% so với cùng kỳ trong 6 tháng đầu năm 2022”, các chuyên SSI gia nhận định.

Riêng với ngành ngân hàng, SSI Research cho rằng, rủi ro từ nợ tái cấu trúc do Covid-19 có thể không đáng lo ngại tại các ngân hàng lớn. Tăng trưởng lợi nhuận 6 tháng cuối năm 2022 của các ngân hàng trong phạm vi nghiên cứu ở mức 38-39%.

Trái phiếu bất động sản đến hạn trả nợ trong hai năm tới là rất lớn. Ảnh minh họa: V.Dũng

Tuy nhiên, rủi ro tiềm ẩn của ngành ngân hàng liên quan đến thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp sẽ trở nên rõ ràng hơn vào năm 2023. Theo ước tính của SSI, 25% tổng số trái phiếu bất động sản đã phát hành sẽ đáo hạn vào năm 2022, trong khi 65% sẽ đến hạn vào năm 2023 và 2024. Rủi ro này sẽ thể hiện rõ hơn vào chất lượng tài  sản của các ngân hàng từ năm 2023.

Trong báo cáo mới đây của Bộ Tài chính, trong năm 2022, khối lượng trái phiếu đáo hạn vào khoảng 144.500 tỉ đồng, trong đó khối lượng trái phiếu bất động sản đáo hạn chiếm 43,2% (khoảng 62.470 tỉ đồng), khối lượng trái phiếu các tổ chức tín dụng đáo hạn vào khoảng 29.160 tỉ đồng, chiếm 20,2% tổng khối lượng trái phiếu đáo hạn.

Năm 2023 và năm 2024, khối lượng trái phiếu đến hạn tăng cao so với năm 2022, lần lượt là 271.400 và 329.500 tỉ đồng. Trong đó, tổng khối lượng trái phiếu bất động sản đến hạn là 207.800 tỉ đồng, trái phiếu của các tổ chức tín dụng đến hạn là 207.500 tỉ đồng.

Theo cơ quan quản lý, khối lượng trái phiếu đến hạn trả nợ này tiềm ẩn nhiều rủi ro về dòng tiền trả nợ của các doanh nghiệp. Đặc biệt là khối lượng đáo hạn lớn tập trung trong giai đoạn 2022-2024 và chủ yếu là trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản và tổ chức tín dụng.

Trong khi đó, các chuyên gia SSI nhận định, các động thái mang tính thanh lọc, lành mạnh hóa thị trường bất động sản từ phía Chính phủ được kỳ vọng sẽ giúp thị trường bất động sản phát triển bền vững hơn trong dài hạn. Thị trường có cơ sở để tìm lại điểm cân bằng sau khi các chính sách được điều chỉnh ổn định.

Tuy nhiên, trong ngắn hạn, việc thiếu vắng những hướng dẫn cụ thể trong triển khai có thể dẫn tới khó khăn cho thị trường bất động sản. Trái phiếu doanh nghiệp vẫn là một kênh huy động vốn quan trọng và nếu không có các biện pháp xử lý kịp thời, có thể ảnh hưởng tới tâm lý chung của nhà đầu tư khi môi trường kinh doanh chuyển từ quá nóng sang quá lạnh.

Vẫn tiềm ẩn rủi ro nợ xấu bất động sản

Mặc dù chưa ở mức báo động trong hiện tại nhưng các chuyên gia cảnh báo nợ xấu bất động sản đang có nguy cơ gia tăng khi thị trường này đang bước vào giai đoạn khó khăn, trầm lắng.

Số liệu của NHNN cũng cho thấy, tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản đạt trên 2,36 triệu tỉ đồng, tăng 14,07% so với cuối năm ngoái. Dư nợ tín dụng bất động sản hiện chiếm 20,74% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống, tăng hơn so với tỉ lệ 19,9% của cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, nợ xấu lĩnh vực bất động sản khoảng 36.400 tỉ đồng, tăng 5% so với cuối năm ngoái.

Trong khi đó, số liệu của Tổ chức đánh giá xếp hạng tín nhiệm FiinRatings (thuộc FiinGroup), trong 5 năm qua, doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu trung bình 100.000 tỉ đồng/năm. Trong khi đó, người mua số lượng lớn trái phiếu này là các ngân hàng và số lượng đáo hạn trong năm nay và năm sau là rất lớn. Như vậy, khi đến thời điểm đáo hạn trái phiếu, nếu doanh nghiệp bất động sản không thanh toán được thì tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng đã mua trái phiếu sẽ tăng lên chóng mặt.

Thống kê của FiinGroup tại 27 ngân hàng cho thấy, tỉ lệ nợ xấu nội bảng của 27 ngân hàng này tăng lên 1,42%. Tỉ lệ nợ xấu nội bảng có thể tăng thêm khi các ngân hàng chuyển dần những khoản nợ tái cơ cấu về đúng nhóm nợ. Bởi thời hạn tái cơ cấu nợ do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đã kết thúc vào cuối tháng 6-2022. Đồng thời, thị trường trái phiếu gặp khó khăn do nguồn vốn hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản bị hạn chế sẽ là yếu tố tạo thêm thách thức nợ xấu tại các ngân hàng.

Còn các chuyên gia từ SSI nhận định, động lực tăng trưởng với thị trường bất động sản trong ngắn hạn là không nhiều khi vẫn còn 4 rủi ro lớn với thị trường bất động sản. Đầu tiên là tín dụng ngân hàng trở nên khó khăn hơn đối với cả chủ đầu tư bất động sản và người mua nhà (do lãi suất tăng và ít có khả năng hạn mức tín dụng sẽ được nới lỏng).

Thứ hai, kênh huy động vốn qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp không còn sôi động như trước. Thứ ba, nhu cầu đối với bất động sản nhà ở có thể suy yếu khi lãi suất cho vay tăng. Thứ tư, tỷ suất lợi nhuận của chủ đầu tư bất động sản (tỷ suất lợi nhuận gộp năm 2023) có thể bị ảnh hưởng bởi giá đất tăng, giá vật liệu xây dựng và lãi suất cao hơn.

“Chi phí huy động vốn của doanh nghiệp bất động sản đang tăng lên, trong khi các khoản vay mua nhà có thời gian ân hạn 2020-2022 sẽ hết thời gian ưu đãi. Nguy cơ nợ xấu hình thành vào năm 2023 là có cơ sở khi các khoản thanh toán gốc và lãi đến hạn trong bối cảnh thanh khoản thị trường bất động sản bị thắt chặt”, chuyên gia phân tích SSI nhận định.

Trái phiếu doanh nghiệp bất động sản vắng bóng trong tháng 7Theo dữ liệu Hiệp hội thị trường trái phiếu doanh nghiệp (VBMA) tổng hợp, trong tháng 7-2022 (tính đến ngày 29-7), có 28 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ được công bố với tổng giá trị 18.661 tỉ đồng. Đáng chú ý, trong tháng 7, trái phiếu doanh nghiệp bất động sản hầu như vắng bóng, duy nhất một doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu riêng lẻ là Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh bất động sản Hà An với giá trị phát hành 210 tỉ đồng, lãi suất 11%/năm.Ngân hàng là nhóm ngành có khối lượng phát hành lớn nhất với 15.058 tỉ đồng (chiếm 81% tổng giá trị phát hành). Trong đó, đứng đầu là BIDV với khối lượng phát hành 4.494 tỉ đồng, tiếp theo là MB với 3.000 tỉ đồng. Nhóm các doanh nghiệp tài chính đứng thứ hai với 2.225 tỉ đồng (chiếm 11.9% tổng giá trị phát hành).

Theo thesaigontimes.vn
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Chào mừng 30.4 chiến thắng điện biên phủ Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Radio online
Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 19/04/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV