tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Nhập siêu tăng 'chóng mặt', có cần 'phanh' lại tốc độ?

Chia sẻ: 

03/08/2021 - 22:16:00


Trong 7 tháng đầu năm, nhập siêu tăng cao, nhất là ở nhóm hàng cần kiểm soát và hạn chế nhập khẩu.

nk
Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần kiểm soát và hạn chế trong 7 tháng tăng tới 42,1% so với cùng kỳ. Ảnh: TL

Cán cân thương mại "đảo chiều", nhập siêu "lên ngôi"

Theo thống kê của Bộ Công thương, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 7/2021 ước tính đạt 28,7 tỷ USD, tăng 3,8% so với tháng trước. Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 10,3 tỷ USD, tăng 3,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 18,4 tỷ USD, tăng 4%.

 Cán cân thương mại hàng hóa tháng 7 ước tính nhập siêu 1,7 tỷ USD. Tính chung 7 tháng năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa nhập siêu 2,7 tỷ USD, trong khi đó cùng kỳ năm 2020  xuất siêu 8,69 tỷ USD.

So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 7 tăng 29,9%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 26,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 32,1%.

Như vậy, tính chung 7 tháng năm nay, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 188,03 tỷ USD, tăng 35,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 66,31 tỷ USD, tăng 29,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 121,72 tỷ USD, tăng 38,5%.

Đáng chú ý, trong 7 tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần kiểm soát và hạn chế đạt 12,2 tỷ USD, tăng tới 42,1% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu rau quả tăng 14,6%, bánh kẹo và sản phẩm ngũ cốc tăng 35,1%, ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ tăng 91,5% về kim ngạch.

Trong khi đó, nhóm hàng cần nhập khẩu tháng 7 ước đạt 24,97 tỷ USD, tăng 27,7% so với cùng kỳ năm 2020. 7 tháng đầu năm 2021 đạt 165,36 tỷ USD, tăng 34,5%, chiếm 87,9% tổng kim ngạch nhập khẩu với các mặt hàng chủ yếu như: Máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, điện thoại các loại và linh kiện, nguyên phụ liệu dệt may, da giày...

Đặc biệt từ đầu năm đến nay, nhập siêu chủ yếu nghiêng về phía các doanh nghiệp trong nước với con số 17,8 tỷ USD, còn khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) thì xuất siêu 15,1 tỷ USD.

Cũng theo thống kê, trong 7 tháng đầu năm, nhập khẩu của nước ta ở tất cả các thị trường chủ đạo đều tăng cao. Trong đó Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 62,4 tỷ USD, tăng 48,8% so với cùng kỳ năm trước. Kế tiếp đó là Hàn Quốc đạt 29,8 tỷ USD, tăng 20,6%; ASEAN đạt 24,9 tỷ USD, tăng 49,6%; Nhật Bản đạt 12,6 tỷ USD, tăng 14,5%; EU đạt 9,76 tỷ USD, tăng 20,8%; Hoa Kỳ đạt 8,97 tỷ USD, tăng 10,6%.

Cần sớm điều chỉnh sự "lệch pha" trong cán cân thương mại

Đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho rằng, từ đầu năm đến nay, nước ta vẫn duy trì được năng lực sản xuất và xuất khẩu rất tốt. Tình trạng nhập siêu chỉ là yếu tố tạm thời, chúng ta có thể cân bằng cán cân thương mại và trở lại xuất siêu trong thời gian tới. Bộ Công thương sẽ tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến nhập khẩu để có phương án điều chỉnh hợp lý.

Còn theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, nhập siêu - ở một góc độ nào đó chính là sự phát triển "lệch pha", nếu không sớm có giải pháp hạn chế, để dây dưa lâu dài sẽ gây ra những tác động tiêu cực đối với hoạt động sản xuất trong nước cũng như nền kinh tế.

Đặc biệt, nhập khẩu nhóm hàng cần kiểm soát và hạn chế luôn ở mức cao như hàng tiêu dùng, nông sản nhiều sẽ làm giảm sức cạnh tranh của hàng nội địa, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp nội địa, nhất là khi sức khỏe doanh nghiệp đang "yếu", phải đối mặt với nhiều khó khăn, rủi ro lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh do dịch bệnh như hiện nay. Nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu, phụ tùng, linh kiện phục vụ cho sản xuất gặp nhiều rào cản, bấp bênh, còn nhập khẩu hàng tiêu dùng, xa xỉ phẩm thì tăng vù vù.

Do đó, Bộ Công thương cần xem xét và theo dõi kim ngạch của nhóm hàng không khuyến khích, hạn chế nhập khẩu để sớm có giải pháp kiểm soát kịp thời cũng như có giải pháp cân bằng cán cân thương mại.

Bên cạnh đó, trước những khó khăn đang bủa vây khiến xuất khẩu bị nhiều rào cản, hạn chế trong những tháng cuối năm, Bộ Công thương cần có các giải pháp hiệu quả tháo gỡ và hỗ trợ cho doanh nghiệp. Đồng thời, tiếp tục triển khai tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA)… để đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, mở rộng thị trường mới, củng cố thị trường truyền thống. Song song với đó, cũng cần đẩy mạnh tiến trình đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu, phát triển thương hiệu./.

Tố Uyên
Theo Thời báo tài chính
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Radio online
Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 16/06/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV