tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,
Từ việc xử lý nghiêm vu phạm về nồng độ cồn:

Nhiều chuyển biến trong suy nghĩ cũng như thói quen của người tham gia

Chia sẻ: 

02/10/2023 - 09:07:00


 

Sự ra quân quyết liệt, không có vùng cấm, không có ngoại lệ trông công tác xử lý vi phạm về nồng độ cồn của lực lượng Cảnh sát giao thông thực sự đã tạo ra nhiều chuyển biến trong suy nghĩ cũng như thói quen của Nhân dân.

 
Nhiều chuyển biến trong suy nghĩ cũng như thói quen của người tham gia giao thông
Xử lý vi phạm về nồng độ cồn không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Ảnh: Quý Khánh

Tuy nhiên, làm thế nào để việc xử lý vi phạm về nồng độ cồn không còn là nỗi sợ của người dân thì không chỉ trông chờ vào các đợt quyết liệt ra quân của lực lượng cảnh sát.

Xử lý vi phạm về nồng độ cồn không có vùng cấm, không có ngoại lệ

Mới đây, tại hội nghị sơ kết công tác Công an quý III và 9 tháng đầu năm 2023, Thiếu tướng Nguyễn Văn Trung, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông cho biết, để duy trì, thực hiện quyết liệt việc kiểm soát nồng độ cồn, nhằm tạo chuyển biến tích cực tình hình, từng bước hình thành thói quen văn hóa "đã uống rượu bia không lái xe", lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc đã ra quân quyết liệt xử lí vi phạm nồng độ cồn; thành lập 6 tổ công tác gồm nhiều đơn vị trực tiếp kiểm tra việc thực hiện kiểm soát, phát hiện vi phạm nồng độ cồn.

Qua 25 ngày thực hiện, các tổ công tác đã phát hiện, lập biên bản hơn 3 nghìn trường hợp vi phạm nồng độ cồn ban giao cho Công an các đơn vị, địa phương xử lý theo quy định. Trong đó, bước đầu xác định 160 trường hợp người điều khiển là công chức, công an, bộ đội đang công tác hoặc đã nghỉ hưu, nhà báo…

Thiếu tướng Nguyễn Văn Trung nêu một số nhiệm vụ sẽ thực hiện trong thời gian tới, trong đó, tiếp tục xử lý hành vi vi phạm nồng độ cồn; tăng cường tổng kiểm soát hoạt động vận tải; tổ chức ký cam kết, nêu gương, gương mẫu đi đầu trong chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông đến 100% cán bộ, chiến sĩ trong Công an Nhân dân.

Theo Cục Cảnh sát giao thông, việc xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông đặc biệt là vi phạm về nồng độ cồn một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông là xuyên suốt, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.

Ngoài xử lý theo quy định, lực lượng Cảnh sát giao thông còn gửi thông báo về đơn vị công tác đối với các cá nhân vi phạm là cán bộ, đảng viên để kiểm điểm, xử lý theo quy định của Đảng, của cơ quan.

“Để lan tỏa thông điệp xử lý vi phạm về nồng độ cồn với tinh thần không có vùng cấm, không có ngoại lệ, lực lượng Cảnh sát giao thông cũng tăng cường công tác tuyên truyền sử dụng xe thông tin lưu động cảnh báo đến các khu dân cư, khu vực tập trung nhiều người, để người dân biết và thực hiện”, đại diện Cục Cảnh sát giao thông thông tin.

Nhiều chuyển biến trong suy nghĩ cũng như thói quen của người tham gia giao thông
Kết quả kiểm soát nồng độ cồn của một người tham gia giao thông. Ảnh: Quý Khánh

Để việc xử lý vi phạm về nồng độ cồn không còn là nỗi sợ

Sử dụng rượu bia khi lái xe là vấn đề xã hội không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Do đó, các quốc gia trên thế giới đều có quy định rất rõ ràng về nồng độ cồn trong máu, trong hơi thở của người lái xe. Ngoại trừ một số quốc gia áp dụng 1 mức chung cho tất cả, đa số quốc gia đều chia giới hạn nồng độ cồn theo đối tượng: mức chuẩn, người lái xe thương mại (taxi, xe buýt, lái xe thuê) và người mới lái xe.

Tại châu Âu, điều khiển phương tiện giao thông sau khi sử dụng rượu bia hoặc khi vẫn còn nồng độ cồn trong máu, hơi thở hoàn toàn bị cấm ở 4 quốc gia gồm Cộng hòa Séc, Hungary, Slovakia và Romania. Các quốc gia khác có quy định nới lỏng hơn hơn một chút với tỷ lệ không được vượt quá 0,2g trên mỗi lít máu, đó là Estonia, Thụy Điển và Ba Lan.

 

Tại châu Á, hầu hết các quốc gia xử phạt nghiêm khắc tuyệt đối với những lái xe vi phạm quy định về nồng độ cồn. Có thể kể tới 1 số nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore.

Còn tại Việt Nam, sau 1 thời gian lực lượng chức năng ra quân quyết liệt xử lý vi phạm về nồng độ cồn cùng các chế tài tương đối nghiêm khắc, đã tạo nên chuyển biến rất lớn trong toàn xã hội. Người vi phạm đã biết sợ. Quan niệm xin xỏ để được bỏ qua đã thay đổi.

Theo lực lượng chức năng, kết quả kiểm soát nồng độ cồn thời gian gần đây cho thấy, số người điều khiển phương tiện vi phạm được phát hiện trong mỗi ca làm việc đã giảm đáng kể. Như vậy ý thức của người tham gia giao thông đã chuyển biển tích cực.

Theo thống kê của Công an TP Hà Nội, 9 tháng đầu năm 2023, đơn vị này đã xử lý trên 223 nghìn trường hợp vi phạm TTATGT, trong đó có 56 nghìn trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Nhờ việc xử lý quyết liệt các vi phạm, đặc biệt là vi phạm nồng độ cồn, 9 tháng đầu năm, TNGT trên địa bàn Thành phố đã giảm 33,49% về số vụ, giảm 32% số người chết và giảm 34,2% số người bị thương.

Tuy nhiên, khi đánh giá kết quả đạt được trong việc kiểm soát vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện thời gian qua, trong 1 bài phỏng vấn, PGS. TS Phạm Việt Cường, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách và phòng chống chấn thương, trường Đại học Y tế công cộng cho rằng, mặc dù ý thức của người tham gia giao thông đã được nâng lên đáng kể, song đa số hành vi chấp hành vì lo ngại bị phạt là chính, chứ chưa bắt nguồn từ việc giữ gìn sức khỏe của bản thân.

Theo PGS. TS Phạm Việt Cường, để tiếp nối và nhân rộng kết quả đạt được trong việc kiểm soát vi phạm nồng độ cồn, hoạt động kiểm tra tại hiện trường vẫn cần được tiếp tục.

 

Có nhiều cách để có thể sử dụng bia rượu nhưng không vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Chỉ cần người dân thay đổi thói quen của mình qua sử dụng các loại phương tiện công cộng hoặc nhờ người thân chở về thì không những có thể bảo vệ tính mạng của bản thân mà còn không liên luỵ đến người khác.

Đơn cử như ở Hàn Quốc cũng là một quốc gia được thống kê tiêu thụ đồ uống có cồn rất cao nhưng tỷ lệ tử vong vì tai nạn liên quan đến rượu bia lại thấp nhờ vào dịch vụ thuê tài xế lái xe.

Tuy nhiên, cho dù có biện pháp nào, xử lý ra sao thì để giải quyết được gốc rễ vấn đề, để việc xử lý vi phạm nồng độ cồn không còn là nỗi sợ, vẫn cứ là nhận thức, sự chuyển biến tư duy của mỗi người dân. Và như thế, có nhiều ý kiến vẫn cho rằng, quan trọng nhất vẫn là duy trì việc tuyên truyền kết hợp với kiểm tra thường xuyên và liên tục.

Như tại một số quốc gia như Australia, Nhật Bản, mặc dù trong thời gian gần đây các hành vi uống rượu bia khi lái xe giảm rất nhiều do tuyên truyền và xử phạt nghiêm, nhưng nhà chức trách vẫn duy trì, thậm chí tăng nguồn lực cho các chương trình tuyên truyền và kiểm tra ngẫu nhiên nồng độ cồn, vì họ biết rằng nếu giảm xử lý thì vi phạm sẽ tăng trở lại.

Hay như tại Nga, số vụ tai nạn liên quan tài xế say rượu tiếp tục giảm là nhờ nhiều yếu tố, gồm tăng cường trách nhiệm của lái xe khi say rượu; triển khai công tác toàn diện, đẩy mạnh thông tin tuyên truyền và thanh tra đột kích trên đường; cũng như hoàn thiện phương pháp kiểm tra y tế. Và quan trọng nhất là công tác giáo dục người dân.

Theo Pháp luật & Xã hội
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 04/08/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV