tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Nhiều địa phương nới lỏng giãn cách, mở lại các dịch vụ

Chia sẻ: 

21/09/2021 - 20:38:00


Sau khi ghi nhận số ca mắc COVID-19 có chiều hướng giảm, nhiều địa phương đã điều chỉnh nới lỏng giãn cách xã hội nhưng vẫn phải bảo đảm thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch.
 
Long An áp dụng Chỉ thị 15 trên phạm vi toàn tỉnh - Ảnh: Báo Long An
Long An áp dụng Chỉ thị 15/CT-TTg từ ngày 21/9

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 vào chiều 20/9, Long An thống nhất chủ trương áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ trên phạm vi toàn tỉnh kể từ 0h ngày 21/9 cho đến khi có thông báo mới. Trong đó, quy định các biện pháp chung cho toàn tỉnh và giao cho UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào tình hình dịch bệnh, mức độ nguy cơ và điều kiện thực tế của địa phương để quyết định điều chỉnh, bổ sung các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tương ứng.

Đối với 10 huyện vùng xanh, giao UBND huyện quyết định mở hay tiếp tục đóng các chợ truyền thống. Các địa phương còn lại tiếp tục đóng chợ truyền thống cho đến ngày 30/9.

Tỉnh uỷ Long An cũng yêu cầu thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “Lấy xã, phường, thị trấn là “pháo đài”, người dân là “chiến sĩ", là trung tâm phục vụ, là chủ thể trong phòng, chống dịch". Cấp xã phải có bản đồ COVID để nắm rõ tình hình dịch bệnh tại địa bàn, nơi nào “đỏ” thì phải khoanh vùng triệt để, dù là ấp, khu phố, nhà hay nhà máy, công ty, xí nghiệp... để ngăn chặn hiệu quả nguy cơ dịch bệnh lây lan.

Ngoài ra, Sở Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 xây dựng kế hoạch “hậu COVID-19” để chủ động thu dung, điều trị F0; chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất, không để bị động trước diễn biến của dịch bệnh.

Tiền Giang chỉ còn 1 huyện áp dụng Chỉ thị 16

Ngày 20/9, UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Công văn 5390/UBND-KGVX về việc áp dụng biện pháp giãn cách xã hội trên địa bàn thành phố Mỹ Tho, huyện Châu Thành và huyện Chợ Gạo.

Sau 5 ngày áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ (từ 0 h ngày 16/9 đến hết ngày 20/9), căn cứ vào mức độ nguy cơ từng địa bàn ấp, khu phố, xã, phường, thị trấn của thành phố Mỹ Tho, huyện Châu Thành, huyện Chợ Gạo và khả năng quản lý, kiểm soát dịch bệnh, UBND tỉnh Tiền  Giang quyết định áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị 15/CT-TTg trên địa bàn thành phố Mỹ Tho và huyện Chợ Gạo từ 0 h ngày 21/9 cho đến khi có thông báo mới.

Chủ tịch UBND thành phố Mỹ Tho, Chủ tịch UBND huyện Chợ Gạo được giao nhiệm vụ quyết định việc áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị16/CT-TTg đối với các địa bàn xã, phường, thị trấn có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, diễn biến dịch bệnh còn phức tạp.

Huyện Châu Thành tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị 16 từ 0h ngày 21/9 đến hết ngày 25/9. Sau ngày 25/9, căn cứ vào mức độ nguy cơ từng địa bàn ấp, xã, thị trấn và khả năng quản lý, kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn huyện Châu Thành mà UBND tỉnh Tiền Giang sẽ quyết định việc áp dụng biện pháp giãn cách xã hội phù hợp.

Tám địa phương còn lại của tỉnh Tiền Giang gồm huyện Cai Lậy, thị xã Cai Lậy, huyện Gò Công Tây, huyện Tân Phước, huyện Cái Bè, huyện Gò Công Đông, thị xã Gò Công và huyện Tân Phú Đông tiếp tục thực hiện theo nội dung Công văn số 5275/UBND-KGVX ngày 14/9/2021 (áp dụng Chỉ thị 15).

 

Bến Tre: 9 huyện, thành phố đạt mức “bình thường mới”

Nhiều địa phương bỏ các chốt kiểm soát - Ảnh minh hoạ

Cũng trong chiều 20/9, Chủ tịch UBND tỉnh, Chỉ huy trưởng Sở Chỉ huy Phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam cho biết, hiện việc cách ly, điều trị bệnh nhân trên địa bàn tỉnh đã tốt hơn, tỷ lệ tử vong giảm, đây là kết quả rất đáng mừng.

Thời gian tới, ngành y tế tỉnh cần tiếp tục thực hiện tốt công tác điều trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19.

Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết thêm, sắp tới tỉnh Bến Tre sẽ tổ chức đón người dân từ các điểm nóng dịch COVID-19 về quê theo kế hoạch, trong đó chú trọng đón trước các đối tượng là người già, trẻ em, phụ nữ mang thai. UBND tỉnh giao Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện.

Theo báo cáo của ngành y tế Bến Tre, đến chiều 19/9, toàn tỉnh có 9 huyện, thành phố đạt mức “bình thường mới”. Sở Y tế Bến Tre cho biết, mặc dù dịch COVID-19 đang được kiểm soát trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên, cần giám sát chặt chẽ các ổ dịch cũ vì vẫn còn nguy cơ bùng phát dịch trở lại.

Địa phương cuối cùng của TP. Đà Lạt dừng giãn cách xã hội

Chiều 20/9, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã ban hành văn bản 6700/UBND-VX3 về việc dừng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 tại xã Trạm Hành và Xuân Trường thành phố Đà Lạt, từ 0h ngày 21/9.

Như vậy, trên địa bàn thành phố Đà Lạt không còn địa phương nào thực hiện giãn cách xã hội.

Trước đó, ngày 6/8, Bộ Y tế đã công bố 6 ca dương tính với SARS-CoV-2 liên quan đến ổ dịch COVID-19 ở Công ty Sợi Đà Lạt tại thôn Phát Chi, xã Trạm Hành (thành phố Đà Lạt).

Từ ổ dịch này đã lây nhiễm ra 154 ca tại 2 xã Trạm Hành và Xuân Trường. Ngay trong tối 6/8, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ra quyết định áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đối với 2 xã Trạm Hành và Xuân Trường.

Đến ngày 6/9, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành công văn chỉ đạo áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 đối với xã Trạm Hành và Xuân Trường sau một tháng áp dụng Chỉ thị 16.

 

Đồng Nai: Thử nghiệm nới lỏng “vùng xanh” trong 10 ngày

Một khu dân cư ở xã Phú An, thị xã Bến Cát, Bình Dương được dỡ phong tỏa

Bắt đầu từ 0h ngày 20/9, UBND tỉnh Đồng Nai thực hiện kế hoạch triển khai các hoạt động kinh tế-xã hội đảm bảo phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới theo tiêu chí “vùng xanh, đỏ, cam, vàng” và tỉ lệ tiêm vaccine COVID-19.

Ở khu vực “vùng xanh”, tùy vào tỉ lệ tiêm vaccine (đủ liều hoặc khỏi bệnh), sẽ áp dụng Chỉ thị 15 nâng cao, Chỉ thị 19 nâng cao và “bình thường mới”. Người từ “vùng xanh” được đi qua “vùng xanh” khác. Người dân lưu thông, tham gia các hoạt động xã hội đều phải tiêm đủ 2 mũi vaccine hoặc ít nhất một mũi sau 14 ngày.

Còn người dân ở các “vùng đỏ, cam, vàng” vẫn thực hiện theo Chỉ thị 16 nâng cao.

Ở vùng "bình thường mới", người dân được tham gia hầu hết các hoạt động, dịch vụ, yêu cầu bảo đảm thực hiện nguyên tắc 5K (riêng các cơ sở karaoke, bar, massage chỉ tiếp nhận tối đa 50% công suất)…

Tỉnh sẽ áp dụng các tiêu chí “vùng xanh” đến đơn vị là xã, phường, doanh nghiệp. Theo đó, những xã, phường nào đã “xanh” hoàn toàn thì cho phép mở cửa, trở về trạng thái “bình thường mới”. Xã, phường nào còn khu phố, ấp chưa “xanh” thì vẫn chưa được mở cửa trở lại.

Theo ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai, sau 2 tháng giãn cách xã hội, bản đồ dịch bệnh hiện nay của tỉnh cho thấy “vùng xanh” chiếm nhiều hơn. Đồng Nai cần nỗ lực chuyển hóa các vùng khác thành “vùng xanh” và “phải chấp nhận rủi ro”, bình tĩnh xử lý, không phong tỏa quá rộng, tiêu tốn rất nhiều nguồn lực.

Trước mắt, Đồng Nai nới lỏng “vùng xanh” theo đơn vị cấp xã. Sau 10 ngày áp dụng, tỉnh sẽ tính đến việc nới lỏng các đơn vị cấp ấp, thậm chí đến tổ nhân dân. Đồng Nai chưa áp dụng thẻ vàng, thẻ xanh trong việc đi lại.

Bình Dương từng bước nới lỏng giãn cách

Theo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 Bình Dương, trong nhiều ngày gần đây, số ca nhiễm có xu hướng giảm, gần 3.000 ca/ngày.

Bình Dương đang từng bước nới lỏng giãn cách tại các địa phương được công bố “vùng xanh”, ban hành kế hoạch khôi phục các hoạt động kinh tế-xã hội trong trạng thái "bình thường mới" theo phương châm không chủ quan, nóng vội.

Theo ông Nguyễn Lộc Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, các địa phương “vùng xanh” được nới lỏng giãn cách nhưng vẫn duy trì nghiêm ngặt các quy định để kiểm soát dịch bệnh.

“Từng địa phương tùy vào mức độ diễn biến dịch bệnh để áp dụng quản lý theo quy định tại các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Người dân được phép ra đường khi đã tiêm vaccine mũi 1 đủ 14 ngày và F0 đã điều trị khỏi bệnh”, ông Nguyễn Lộc Hà nhấn mạnh.

Bình Dương dự kiến chia làm 3 giai đoạn để phục hồi sản xuất, phát triển kinh tế: Giai đoạn 1 (từ ngày 15/9 đến 31/10), giai đoạn 2 (từ sau ngày 31/10) và giai đoạn 3 (từ sau ngày 31/12).

Trong giai đoạn 1, địa phương sẽ ưu tiên phục hồi các hoạt động kinh tế-xã hội trên địa bàn "vùng xanh".

Ở giai đoạn 2, hoàn thành tiêm mũi 2 (khi được phân bổ vaccine) và mở cửa các hoạt động có chọn lọc khi không còn “vùng đỏ”, “vùng vàng”. Nếu trong thời gian này, dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng xấu thì địa phương sẽ tính toán điều chỉnh quay về giai đoạn trước, quản lý chặt chẽ hơn.

Ở giai đoạn 3, nếu đã kiểm soát dịch bệnh thành công, không còn “vùng đỏ”, “vùng vàng” thì sẽ mở cửa lại toàn bộ hoạt động kinh tế-xã hội.

 

 

Một số dịch vụ được hoạt động trở lại nhưng phải bảo đảm quy định phòng chống dịch - Ảnh minh hoạ

Nghệ An cơ bản kiểm soát được dịch bệnh

Chiều tối 20/9, Sở Y tế Nghệ An tổ chức hội nghị trực tuyến với 21 trung tâm y tế các huyện, thành, thị về công tác phòng chống COVID-19 giai đoạn mới.

Theo Giám đốc Sở Y tế Dương Đình Chỉnh, tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh đã cơ bản kiểm soát được. Tại TP. Vinh, đã 3 ngày liên tiếp không ghi nhận ca nhiễm mới, dù là trong khu cách ly, trong khi phần lớn các địa phương khác cũng đã trải qua hơn 10 ngày không ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng. Hiện chỉ còn TP. Vinh, Quế Phong và một số xã ở Diễn Châu, Yên Thành, Nam Đàn phải giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, tất cả các địa phương còn lại đã chuyển sang thực hiện theo Chỉ thị 19.

“Dự kiến, trong một hoặc 2 ngày tới, đơn vị cũng sẽ tham mưu để các địa phương còn lại chuyển trạng thái xuống Chỉ thị 19”, ông Dương Đình Chỉnh nói. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào, bất cứ địa phương nào, đặc biệt là trong bối cảnh tình hình dịch trên cả nước vẫn rất phức tạp, vẫn còn tình trạng người dân trở về từ các địa phương có dịch bằng đường bộ.

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, người đứng đầu ngành y tế Nghệ An đề nghị các đơn vị tuyệt đối không chủ quan, thỏa mãn, không buông lỏng việc lãnh đạo, chỉ đạo phòng chống dịch; thường xuyên cập nhật các biện pháp, hướng dẫn chuyên môn mới, chủ động tham mưu triển khai kịp thời các biện pháp phòng chống dịch.

Lào Cai mở lại các hoạt động, dịch vụ 

Ngày 20/9, tỉnh Lào Cai đã cho phép nhiều dịch vụ được hoạt động trở lại trên địa bàn nhưng phải bảo đảm các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo quy định của Bộ Y tế.

Theo đó, từ 5 h ngày 20/9, các phòng tập gym, yoga, thể dục, thể thao, dạy múa, bể bơi trên địa bàn tỉnh Lào Cai được hoạt động trở lại, tuy nhiên, trong một thời điểm không được tập trung quá 20 người, khoảng cách ít nhất một mét giữa những người tập; thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn thiết bị máy móc, dụng cụ hỗ trợ người tập.

Bố trí dung dịch sát khuẩn tay tại cửa ra vào và yêu cầu khách sát khuẩn tay ít nhất 2 lần (khi đến và trước khi về).

Đối với các dịch vụ nêu trên, chủ cơ sở phải tạo mã QR và yêu cầu khách đến bắt buộc phải khai báo y tế điện tử, check mã QR.

Nếu không thực hiện đúng các quy định, để xảy ra hậu quả liên quan đến dịch COVID-19, chủ cơ sở hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Nhờ triển khai quyết liệt, hiệu quả các biện pháp phòng, chống COVID-19, đến nay dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát trên địa bàn tỉnh Lào Cai, địa phương đã qua 14 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Hiện, Lào Cai còn 2 bệnh nhân đang được điều trị cách ly tại Bệnh viện dã chiến số 1 và 96 bệnh nhân được điều trị khỏi.

Theo Chinhphu.Vn
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 23/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV