tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Nhiều mối lo của ngành chăn nuôi

Chia sẻ: 

23/08/2021 - 10:16:00


Giãn cách kéo dài nên việc vận chuyển gặp khó, đây là một trong những nguyên nhân khiến giá nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi bị đẩy lên. Trong khi đó, thị trường tiêu thụ nhiều sản phẩm chăn nuôi lại bị chậm lại, giá cũng đồng loạt giảm khiến người chăn nuôi lao đao.

 

Nhiều mối lo của ngành chăn nuôi
Người nuôi lợn lao đao vì chi phí thức ăn chăn nuôi bị đẩy lên cao.

Chi phí chăn nuôi bị đẩy lên cao, nông dân không mặn mà

Chỉ mới kịp gượng dậy một thời gian ngắn sau đợt “bão” dịch tả lợn châu Phi, nay người nông dân lại đối mặt với hàng loạt khó khăn trong “bão” dịch Covid-19. Theo chia sẻ của các nông hộ, dịch bệnh kéo dài suốt thời gian qua khiến giá thức ăn chăn nuôi bị đẩy lên cao. Trong khi giá xuất chuồng của gia súc, gia cầm lại giảm vì khó tiêu thụ, thực tế này khiến nhiều hộ chăn nuôi cảm thấy nản.

Hộ ông Nguyễn Công Phương (Kim Bảng, Hà Nam) có khoảng 800 lợn thịt và 100 lợn nái. Để duy trì được đàn lợn, mỗi tháng ông phải tiêu thụ khoảng 60-70 tấn cám. Tuy nhiên, giá cám tăng khiến chi phí chăm đàn lợn đã bị đẩy lên cao hơn nhiều so với trước. “Thời điểm này, chi phí của chúng tôi cho việc duy trì đàn lợn phải thêm cả trăm triệu đồng/ tháng” – ông Phương cho biết. Chi phí cao như vậy, nhưng thực tế giá xuất chuồng lại giảm rất sâu, từ mức 80.000 - 90.000 đồng/kg thịt lợn hơi đầu năm 2021, đến nay chỉ còn duy trì quanh mức 55.000 đồng/kg.

Theo tính toán của các hộ chăn nuôi, để nuôi một con lợn thịt đến lúc xuất chuồng, mất khoảng 3 triệu đồng tiền cám. Thời gian qua, giá thức ăn chăn nuôi tăng khoảng 35%, với quy mô khoảng 500 con lợn thịt, tính ra mỗi tháng trang trại phải chi hơn 140 triệu đồng. Chi phí cao như vậy trong khi giá thành sản phẩm cho mỗi kg thịt lợn hơi lại lao dốc khiến cho người chăn nuôi không còn mặn mà.

Báo cáo của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, hiện giá lợn hơi trên toàn quốc đang dao động trong khoảng 51- 55.000 đồng/kg, giảm 2.000- 3.000 đồng/kg so với cuối tháng 7/2021. Từ đầu tháng 8/2021 đến nay, giá lợn hơi tiếp tục xu hướng giảm do sức tiêu thụ giảm, trong khi nguồn cung phục hồi. Điều đáng nói, tuy giá lợn hơi liên tục giảm, song giá thịt lợn thành phẩm tại các chuỗi siêu thị, chợ truyền thống vẫn duy trì ở mức cao. Hiện các chợ truyền thống trên địa bàn Hà Nội như chợ Thành Công, chợ Kim Liên giá thịt lợn vẫn dao động từ 120 - 150 nghìn đồng/kg tùy loại. Tại các siêu thị, giá thịt lợn phổ biến từ 120 - 210 nghìn đồng/kg tùy loại.

Không để thiếu hụt nguồn cung dịp cuối năm

Diễn biến này cũng tương tự đối với người chăn nuôi gia cầm. Theo chủ một trang trại gà Đồng Nai, giá gà lông trắng hiện đã giảm xuống chỉ còn 5.000 đồng/kg, tương đương với 1 con gà xuất chuồng chỉ có giá khoảng 13.000 – 15.000 đồng/kg. Nếu tình trạng giảm giá kéo dài người chăn nuôi không còn muốn bám nghề. Thực tế, một số trang trại gà đã phải đốt bỏ gà vì đàn gà sinh sôi nảy nở quá nhiều trong khi giá lại giảm, không tiêu thụ được.

Thông tin từ Bộ NN&PTNT cũng cho biết, hiện giá gà lông trắng tại nhiều tỉnh thành phía Nam giảm sâu, thịt gà công nghiệp cũng có giá phổ biến thấp, dưới 10.000 đồng/kg. Theo ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), giá thức ăn chăn nuôi tăng cao trong bối cảnh giãn cách xã hội diễn ra ở diện rộng, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi giảm mạnh khiến người nông dân gặp không ít khó khăn.

Tổ công tác đặc biệt của Bộ NN&PTNT (Tổ công tác 970) dự báo, với việc giảm mạnh cầu do giãn cách xã hội, trong 1-2 tháng tới các sản phẩm chăn nuôi như gia súc, gia cầm sẽ tiếp tục đối diện với khó khăn. Đáng chú ý, theo Tổ công tác 970 với lượng gia cầm vào đàn thấp, dự báo có thể sẽ có một đợt khủng hoảng thiếu gia cầm vào dịp Tết Nguyên đán 2022.

Trước tình hình này, nhiều ý kiến đề xuất, rất cần có các chính sách kịp thời từ phía nhà quản lý để khôi phục sản xuất, không để xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung lương thực, thực phẩm những tháng cuối năm. Trong đó, lưu thông tiêu thụ đang là nút thắt lớn nhất trong toàn bộ chuỗi. Và để giúp giải tỏa nút thắt đó, chiến dịch tiêm vaccine cần ưu tiên tập trung cho khâu tiêu thụ trước tiên, cụ thể là hệ thống các chợ, siêu thị, cơ sở giết mổ và hoạt động vận tải, lưu thông hàng hóa.

Theo Đại Đoàn Kết
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 25/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV