tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Những nền kinh tế dễ tổn thương

Chia sẻ: 

08/04/2021 - 08:42:00


Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã chính thức đưa ra khuyến nghị áp dụng các cơ chế để giảm bớt các khoản nợ công đang trầm trọng thêm do đại dịch Covid-19.

Khuyến nghị này nhắm tới các nước có thu nhập thấp và trung bình. Trong báo cáo có tên “Tính dễ bị tổn thương của nợ công ở các nền kinh tế đang phát triển”, UNDP đã phân tích các khoản nợ ở 120 nền kinh tế để xác định những nền kinh tế nào có rủi ro cao nhất.

Covid-19 càng làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
Covid-19 càng làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

Có tới 72 nền kinh tế “dễ bị tổn thương” và nợ ở các quốc gia này sẽ vẫn ở mức cao trong nhiều năm - theo UNDP. Tổng Giám đốc UNDP, ông Achim Steiner, nhấn mạnh rằng các khoản thanh toán dịch vụ trong năm nay rơi vào khoảng 1.100 tỉ USD tiền nợ và chỉ cần 2,5% trong số đó là đủ để tiêm chủng cho 2 tỉ người theo sáng kiến COVAX (cơ chế tiếp cận vaccine Covid-19 toàn cầu). Tổng Giám đốc UNDP cũng lưu ý rằng Sáng kiến đình chỉ dịch vụ nợ (DSSI) của nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) cho phép các quốc gia dễ bị tổn thương nhất được hoãn nợ, “là cần thiết nhưng không đủ”.

“Quả bom hẹn giờ”

Trước tình thế này, Thủ tướng Canada và Thủ tướng Jamaica đã đồng chủ trì Hội nghị trực tuyến, với sự tham dự của lãnh đạo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), nhằm bàn các kế sách về thúc đẩy phục hồi kinh tế toàn cầu. Trong đó tập trung tìm cách giúp các nước nghèo “dễ bị tổn thương” giải quyết cuộc khủng hoảng nợ do đại dịch Covid-19 gây ra.

Theo Giám đốc điều hành IMF, bà Kristalina Georgieva cho rằng cuộc khủng hoảng do đại dịch gây ra sẽ khiến nhiều nền kinh tế tụt hậu, đẩy người nghèo vào chỗ khó khăn hơn. Dự báo, đến cuối năm 2022, các quốc gia đang phát triển và thị trường đang nổi sẽ chứng kiến mức thu nhập bình quân đầu người giảm 22% so với mức trước khủng hoảng. Còn theo Thủ tướng Jamaica, ông Andrew Michael Holness, thì nhiều nước nghèo đã phải hạn chế chi tiêu công để tiếp tục đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ. Và rằng sự mất cân bằng trong chương trình tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 trên toàn cầu sẽ dẫn đến kinh tế phục hồi không đồng đều, làm gia tăng tình trạng nghèo đói.

Giới chuyên gia cho rằng, trong khi các nước giàu hơn đã dành khoảng 16.000 tỷ USD cho các biện pháp hỗ trợ khẩn cấp kinh tế và y tế, coi đây là “liều thuốc hữu hiệu” để vực dậy “sức khỏe” nền kinh tế, thì các nước đang phát triển không thể làm như vậy do tài chính hạn hẹp. Xét theo bình quân đầu người, các nước kém phát triển nhất chi cho các biện pháp ứng phó dịch ít hơn 580 lần so với các nền kinh tế phát triển. Kể từ khi đại dịch bùng phát đến nay, 6 quốc gia đang phát triển đã rơi vào tình trạng vỡ nợ, trong khi 42 nước khác bị hạ xếp hạng tín nhiệm. Như vậy, có thể nói “quả bom hẹn giờ” đã xuất hiện ở những nước nghèo. Khi nó “nổ”, không chỉ làm nền kinh tế suy sụp mà tất yếu dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng về mặt xã hội.

Những nền kinh tế dễ tổn thương - Ảnh 1

Sự chênh lệch lớn nhất trong vòng 25 năm qua

Càng ngày, truyền thông quốc tế càng nói đến sự phân chia rõ rệt giữa các nước giàu và nghèo trong bối cảnh Covid-19. Nhiều cuộc thăm dò cho thấy sự sụt giảm thu nhập của 69% người được hỏi ở các nước nghèo hơn, so với 35% ở những nước giàu hơn.

“Như vậy là chúng ta đang sống trong một thế giới không bình đẳng” - Michael M’kella, nhà kinh tế học đến từ Nam Phi nhận xét. Vẫn theo vị chuyên gia này, đại dịch Covid-19 đã tác động nghiêm trọng hơn đến người dân ở các nước nghèo, “làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng hiện có”. Tiến sĩ Michael M’kella cũng cho rằng khoảng 55% người được hỏi thuộc Thế hệ Z (tức là những người sinh từ giữa những năm 1990 đến đầu những năm 2010) và 56% thuộc thế hệ Millennials (những người sinh từ đầu những năm 1980 đến giữa những năm 1990) cảm thấy đại dịch đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của họ.

Mặc dù nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng mạnh ngay trong năm 2021 này, nhưng điều đó cũng không đủ để xóa đi mối lo về sự phục hồi không đồng đều giữa các quốc gia, các khu vực. Điều đó trước hết đến từ nội lực khác nhau giữa các quốc gia, tiếp đó là sự khác biệt trong quá trình tiêm vaccine ngừa Covid-19 và những hỗ trợ tài chính giữa các nước khi chưa có một cơ chế phối hợp chung.

Nói như Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng JPMorgan Chase & Co, Tiến sĩ Bruce Kasman, thì chưa từng thấy một sự chênh lệch nào lớn đến vậy trong vòng 25 năm qua giữa các nước giàu với các nước nghèo. “Quá nhiều quốc gia đang rơi lại phía sau” - Tiến sĩ Kasman nói.

Vị chuyên gia này dẫn chứng bằng việc nếu như nước Mỹ đã thừa cả vài trăm triệu liều vaccine ngừa Covid-19, thì các quốc gia láng giềng và trong khu vực, kể cả các nước từng được coi là “sân sau” của Mỹ lại đang thiếu vaccine trầm trọng. Sự thiếu thốn đó sẽ làm cuộc chiến với Covid-19 thêm giằng dai, không mở cửa được nền kinh tế.

Người ta cũng nói rằng, để chống Covid-19 và phục hồi nền kinh tế, nước Mỹ đã chi ra tới 1.900 tỉ USD trong một gói hỗ trợ và đang tính chi tiếp 2.000 tỉ USD tăng tốc phát triển - những con số khổng lồ đó “đè bẹp” tất cả các gói hỗ trợ của các quốc gia trên phạm vi toàn cầu. Như vậy, các quốc gia nghèo sẽ không thể vượt thoát gánh nặng nợ nần trong vòng 5 năm tới, trong khi các quốc gia giàu đã “đi tận đâu đâu”.

Chưa hết, theo trang The Guardian (Anh), trong đại dịch Covid-19, số tài sản tăng thêm mà 10 tỉ phú tích lũy được là khoảng 450 tỉ USD. Đây là con số “vượt trội” so với 348 tỉ USD mà Chính phủ Anh ước tính đã chi để giải quyết hậu quả của đại dịch và thiệt hại kinh tế do dịch đã gây ra cho 66 triệu người.

Bà Ana Arendar, người đứng đầu chiến dịch chống bất bình đẳng của Oxfam (tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực phát triển nông thôn, giảm thiểu rủi ro thiên tai và cứu trợ nhân đạo) cho biết thực tế là những người giàu nhất trong số những người giàu đã kiếm được rất nhiều tiền trong đại dịch Covid-19.

“Việc khối tài sản của một số ít người gia tăng trong khi hàng trăm triệu người đang phải gánh chịu hậu quả do đại dịch gây ra chẳng khác nào việc chối bỏ trách nhiệm. Tình trạng nghèo cùng cực đang gia tăng khi hàng trăm triệu người phải đối mặt với khó khăn nghiêm trọng. Trong đó, nhiều người đã rơi vào cảnh nợ nần, đói khát và túng quẫn” - bà Arendar nói.

Ông Luke Hildyard - Giám đốc điều hành High Pay Center, một tổ chức nghiên cứu về lương, cho rằng cái rủi của người này lại là cái may của người khác. Nhưng đánh đổi cả trăm triệu người bị rủi ro thì vài chục người may mắn sẽ là điều nhức nhối của nhân loại.

Theo Đại Đoàn Kết
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 22/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV