tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Nỗ lực vượt khó, kinh tế Việt Nam 2021 duy trì tăng trưởng dương

Chia sẻ: 

29/12/2021 - 16:37:00


Báo cáo của Tổng cục Thống kê ngày 29/12 cho thấy, dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid 19 song GDP Việt Nam năm 2021 vẫn tăng. Đặc biệt, quý IV có sự hồi phục đáng kể.

GDP 2021 tăng 2,58%, nhiều ngành hồi phục

Tính chung cả năm 2021, GDP Việt Nam tăng 2,58%, thấp hơn mức 2,91% của năm ngoái và cũng là mức tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. “Dù thấp hơn nhiều so với mục tiêu tăng trưởng 6,5%, song với việc dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế thì mức tăng 2,58% là một thành công lớn”- Tổng cục Thống kê đánh giá. Đặc biệt GDP quý IV đã tăng trở lại lên tới 5,22% so với cùng kỳ năm ngoái (quý I tăng 4,72%; quý II tăng 6,73%; quý III giảm 6,02%; quý IV tăng 5,22%).

Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,9%, đóng góp 13,97% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,05%, đóng góp 63,8%; khu vực dịch vụ tăng 1,22%, đóng góp 22,23%.

Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, năng suất của phần lớn cây trồng đạt khá so với năm trước, chăn nuôi tăng trưởng ổn định, kim ngạch xuất khẩu một số nông sản năm 2021 tăng cao góp phần duy trì nhịp tăng trưởng của cả khu vực. Ngành nông nghiệp tăng 3,18%, đóng góp 0,29 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 3,88%, đóng góp 0,02 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 1,73%, đóng góp 0,05 điểm phần trăm.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 6,37%, đóng góp 1,61 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5,24%, đóng góp 0,19 điểm phần trăm. Ngành khai khoáng giảm 6,21%, làm giảm 0,23 điểm phần trăm do sản lượng dầu mỏ thô khai thác giảm 5,7% và khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 19,4%. Ngành xây dựng tăng 0,63%, đóng góp 0,05 điểm phần trăm.

Theo Tổng cục Thống kê, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp từ cuối tháng 4 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và dịch vụ. Tăng trưởng âm của một số ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn đã làm giảm mức tăng chung của khu vực dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế.

Ngành bán buôn, bán lẻ giảm 0,21%; ngành vận tải kho bãi giảm 5,02%; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm mạnh 20,81%... Trong khi đó ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng tới 42,75%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,42%: ngành thông tin và truyền thông tăng 5,97%...

Trong quý IV/2021, hoạt động thương mại, vận tải trong nước, khách du lịch quốc tế dần khôi phục trở lại. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý IV/2021 tăng 28,1% so với quý trước - ước đạt 1,3 triệu tỷ đồng. Tính chung năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 4,79 triệu tỷ đồng.

Xuất nhập khẩu hàng hoá được xem là một trong những điểm sáng nhất của nền kinh tế năm 2021 khi đạt tổng kim ngạch 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả năm ước đạt 336,25 tỷ USD, tăng 19% so với năm trước. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 332,25 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm trước. Như vậy tính chung năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 4 tỷ USD.

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phục hồi, vốn đăng ký mới và vốn đăng ký tăng thêm tăng trở lại cho thấy nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tin tưởng vào môi trường đầu tư Việt Nam. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam, tính đến ngày 20/12/2021 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế tiếp tục phục hồi giúp cho thu ngân sách Nhà nước ước tính cả năm 2021 đạt 1.523,4 nghìn tỷ đồng và vượt dự toán năm. 

Đánh giá về con số tăng trưởng, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành nhận định, đại dịch Covid-19 gây ảnh hướng nặng nề cho nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn nỗ lực duy trì mức tăng trưởng GDP dương, thậm chí xuất khẩu đạt kỷ lục mới, vào Top 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. Trong đó, đáng ghi nhận nhất là việc chuyển kế hoạch từ "Zero Covid” sang thích ứng an toàn, chủ động, kiểm soát dịch bệnh.

Kinh tế năm 2022 sẽ khả quan nhờ thích ứng với bình thường mới

Đánh giá năm 2022, Tổng cục Thống kê dự báo, dịch Covid-19 có thể chưa chấm dứt do sự xuất hiện khó lường của các biến chủng như Omicron, nên các ngành dịch vụ thị trường chưa thể khôi phục hoàn toàn. Nhưng sẽ khả quan hơn năm 2021 nhờ việc thích ứng trong điều kiện bình thường mới. 

Khảo sát của Tổng cục Thống kê cho thấy, dự kiến quý I/2022, có 45,6% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng tốt lên so với quý IV/2021; 36,1% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định và 18,3% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn.

Tình hình đăng ký doanh nghiệp, quý IV đã cho thấy sự khởi sắc rõ nét. Cụ thể trong 3 tháng cuối cùng của năm nay, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 31.400 doanh nghiệp với số vốn đăng ký 415.300 tỷ đồng và số lao động đăng ký là 205.100 lao động - tăng 70,4% về số doanh nghiệp, tăng 64,1% về số vốn đăng ký và tăng 24,7% về số lao động so với quý III/2021.

Tính chung năm 2021, cả nước có 116.800 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 1,61 triệu tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký gần 854.000 lao động. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2021 đạt 13,8 tỷ đồng.

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương, tăng trưởng kinh tế năm 2022 có thể dự báo dựa vào các yếu tố, động lực như: Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục kế thừa những kết quả đạt được từ việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020 và cải thiện nhờ vào lực đẩy từ doanh nghiệp FDI. Kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản ổn định, tạo tiền đề điều hành chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả hơn.

Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế sau đại dịch với các gói hỗ trợ thông qua chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp, người dân được tiếp cận nhanh chóng ổn định, phục hồi sản xuất giúp tăng trưởng kinh tế.

Cầu nội địa sẽ phục hồi và gia tăng dần do nước ta đã đạt tỷ lệ tiêm phòng đầy đủ 2 mũi tương đối, đảm bảo người tiêu dùng có thể tham gia thị trường mua sắm an toàn hơn. Việc nới lỏng các chính sách tài khóa, thực hiện giảm thuế và giảm phần đóng góp của người dân để thúc đẩy chi tiêu. Ngoài ra, các đối tác thương mại lớn của Việt Nam đang trên đà phục hồi nhanh chóng, từ đó thúc đẩy giao thương, xuất khẩu mạnh mẽ hơn.

Trong bối cảnh dịch bệnh, nhiều ngành, lĩnh vực chuyển hướng sang ứng dụng công nghệ thông tin. Từ đó tạo ra các hình thức hoạt động sản xuất kinh doanh mới tích hợp công nghệ đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao hơn.

Tuy vậy, vẫn còn những khó khăn thách thức là, dịch Covid 19 còn phức tạp, lạm phát còn tiềm ẩn, giá hàng hoá, lãi suất trên thế giới có xu hướng tăng. Do đó, năm 2022 và những năm tiếp theo cần cơ cấu lại nền kinh tế, rà soát tín dụng, phát triển kinh tế số, chuyển đổi số. Bên cạnh đó, cần quyết liệt trong đầu tư công, tập trung cải cách hành chính và cấp bách giải quyết thiếu hụt lao động ở một số địa phương…

Theo Kinh tế & Đô thị
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 22/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV