tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Nỗi ám ảnh chiều cao của người Hàn Quốc

Chia sẻ: 

21/06/2023 - 15:50:00


Để con tăng thêm vài cm, nhiều cha mẹ Hàn Quốc bỏ hàng triệu won cho trẻ tiêm hormone tăng trưởng hoặc phẫu thuật kéo dài chân.

 

Từ lâu, các bậc cha mẹ tại Hàn Quốc đầu tư hàng chục triệu won giúp con cái tăng chiều cao. Các biện pháp đến từ bổ sung vitamin, thuốc thảo dược, tiêm hormone tăng trưởng, châm cứu, thậm chí phẫu thuật. Kết quả, chiều cao của dân số nước này tăng với tốc độ đột biến so với các quốc gia khác trong thế kỷ qua. Theo nghiên cứu của Đại học Hoàng gia London, phụ nữ Hàn Quốc đã tăng 20,2 cm, nam giới tăng 15,2 cm từ năm 1914 đến năm 2014, trong khi mức tăng trung bình toàn cầu cùng kỳ là 7,62 cm.

Chiều cao trung bình của nữ giới Hàn Quốc hiện là 1,59 m, nam giới là 1,72 , theo Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng. Tốc độ tăng trưởng vượt bậc của nước này liên quan đến chế độ dinh dưỡng và nỗ lực không ngừng để trở nên cao hơn của nhiều người.

Theo Viện Nghiên cứu Thuốc (IQVIA), thị trường hormone tăng trưởng của Hàn đã tăng gần gấp đôi sau 4 năm, từ 126,2 tỷ won (96,1 triệu USD) năm 2018 lên 237,2 tỷ won (hơn 190 triệu USD) vào năm 2022. Theo báo cáo của Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm, doanh số bán thực phẩm chức năng liên quan đến chiều cao đã tăng gấp 10 lần cùng kỳ.

Mong muốn tăng chiều cao không chỉ có ở Hàn Quốc, tuy nhiên tại nước này, nó đã trở thành nỗi ám ảnh.

Đặt mục tiêu về chiều cao cho con từ khi còn nhỏ

Theo Dịch vụ Đánh giá Bảo hiểm Y tế, hơn 43.000 trẻ em Hàn Quốc đến bệnh viện về vấn đề chiều cao vào năm 2021.

"Con trai thứ hai của tôi không thấp, nhưng cũng không cao. Vì vậy, tôi muốn đến phòng khám và điều trị bằng hormone tăng trưởng cho con nếu có thể. Là cha mẹ, tôi cảm thấy mình có trách nhiệm phải giúp con thành công", một bà mẹ hai con họ Noh nói.

Lee Hyun-su, phụ huynh khác đến phòng khám với cậu con trai 9 tuổi của mình, cho rằng trẻ em chỉ cao lên trong một khoảng thời gian rất ngắn. Cô muốn "làm bất cứ điều gì có thể" để khiến con cao hơn. Theo cô, con trai mình thấp hơn mức trung bình khoảng 2 cm.

Ước tính, các phụ huynh bỏ khoảng 10 triệu won mỗi năm để tiêm hormone tăng trưởng cho trẻ. Phương pháp này kéo dài khoảng 5 đến 6 năm. Bảo hiểm y tế chỉ chi trả cho những trẻ có chiều cao nằm trong nhóm 3% thấp nhất ở độ tuổi các em, những trẻ được chẩn đoán thiếu hụt hormone tăng trưởng hoặc rối loạn tăng trưởng.

Hong, một học sinh lớp 10, cho biết em đã tiêm hormone theo ý muốn của gia đình từ 10 đến 15 tuổi. Sinh ra hơi nhẹ cân so với trung bình, Hong hiện cao 1,71 m, chỉ thấp hơn 1 cm so với mức trung bình quốc gia.

Kim, một bà mẹ sống ở Australia, đưa con đến Hàn Quốc mỗi năm để tiêm hormone. Hai con trai cô bị lùn vô căn, tình trạng hoàn toàn lành tính về mặt y tế và không được phân loại là rối loạn hormone tăng trưởng. Cô hiểu về những tác dụng phụ, chẳng hạn cao huyết áp và đau khớp nếu dùng hormone, nhưng vẫn sẵn sàng đánh đổi, bởi con đầu lòng đã thành công cao thêm khoảng 10 cm mỗi năm kể từ khi bắt đầu tiêm vào 2019.

Trẻ em tại các trung tâm tăng chiều cao ở Hàn Quốc. Ảnh: Giulio Studio

Trẻ em tại các trung tâm tăng chiều cao ở Hàn Quốc. Ảnh: Giulio Studio

 

Kỳ thị xã hội với những người thấp bé

Trong một cuộc thăm dò năm 2016, hơn 50% trong số 500 người tham gia trả lời rằng chiều cao là một phần quan trọng trong cuộc sống. 38% nhận định chiều cao lý tưởng giúp họ tự tin hơn, 27% cho biết chiều cao là yếu tố khiến họ được xã hội chấp nhận, 20% chỉ ra rằng người có chiều cao sẽ dễ hẹn hò hơn.

Trong hai thập kỷ qua, vóc dáng cao lớn được coi là tiêu chuẩn. Các thần tượng K-pop càng cao hơn mỗi năm. Theo ước tính, chiều cao trung bình của các nhóm nữ ra mắt vào năm ngoái là 1,66 m, nhóm nam là 1,77 m.

Định kiến xã hội về chiều cao được công khai thừa nhận ở Hàn Quốc vào năm 2009, khi một khách mời nữ trong chương trình truyền hình của đài KBS ngang nhiên gọi tất cả đàn ông dưới 1,8 m là "những người thất bại". Sự việc khiến nhiều người phẫn nộ, hơn 200 người đệ đơn đòi bồi thường thiệt hại 4 tỷ won cho đài KBS.

Trên nhiều diễn đàn, đàn ông thấp hơn 1,72 m được gọi là kijaknam, thuật ngữ mang tính xúc phạm với người có thể hình thấp nhỏ. "Tôi đã nhiều lần bị từ chối hẹn hò vì chiều cao của mình", một người dùng cho biết.

Theo một nhân viên công ty tư vấn hôn nhân ở Gayeon, chiều cao là yếu tố tiên quyết đối với nhiều khách hàng. Họ đặt ra giới hạn tiêu chuẩn rất cụ thể. Nam giới muốn người bạn gái cao khoảng 1,6 m, nữ giới muốn người bạn trai cao ít nhất 1,7 m.

Phương án cuối cùng: phẫu thuật kéo dài chân

Áp lực từ xã hội khiến nhiều người thực hiện phương pháp rủi ro hơn là phẫu thuật kéo dài chân. Trong đó, bác sĩ sẽ làm gãy hai xương đùi, gắn các thanh và vít vào hai chân để giúp bệnh nhân tăng chiều cao.

"Trường hợp xấu nhất, bệnh nhân có thể không đi lại được nữa", Lee Dong-hoon, bác sĩ phẫu thuật kiêm giám đốc phòng khám chỉnh hình Viện Tái tạo kéo dài nâng cao Donghoon ở Seongnam, cho biết.

Thực hiện khoảng 300 ca phẫu thuật kéo dài chân mỗi năm, Lee cho biết tỷ lệ bệnh nhân là nam giới ở độ tuổi 20 là 90%.

"Hầu hết họ có chiều cao khoảng 1,6 m, nhưng tôi cũng gặp cả những người đã cao tới 1,8 m. Họ muốn trở thành người mẫu, và để làm người mẫu thì phải cao thêm 6 hoặc 7 cm nữa", ông cho biết.

Phẫu thuật kéo dài chân có chi phí dao động từ 40 triệu won đến 80 triệu won, mất vài tháng để hồi phục hoàn toàn. Đầu tiên, bác sĩ sẽ đập gãy xương chày và xương mác - hai xương dài nhất cẳng chân mỗi bên. Sau đó, họ khoét rỗng từng xương chày, loại bỏ đủ tủy để lắp một thanh kim loại, gọi là "needle" vào. Tiếp theo, họ rạch nhiều vết xung quanh mỗi chân và chèn chốt vặn vào từng thanh needle trung tâm để cố định chúng.

Hai tháng sau ca phẫu thuật, bệnh nhân phải ngồi xe lăn. Suốt thời gian đó, họ cần sử dụng cờ lê 4 lần mỗi ngày để vặn chốt, nhằm kéo dài các thanh kim loại lắp trong chân. Điều này giúp tách các mảnh xương bị gãy, cho phép cơ thể tự mọc lại xương để lấp đầy các khoảng trống, khiến đôi chân dài ra.

"Tôi gọi đó là ca phẫu thuật đổi đời. Nó có thể chuyển biến theo hướng rất tồi tệ, nhưng một khi thành công, nó thực sự thay đổi cuộc sống của bạn", bác sĩ Lee nói.

Minh họa dụng cụ phẫu thuật. Ảnh: Pexel

Minh họa dụng cụ phẫu thuật. Ảnh: Pexel

Đau đớn liệu có xứng đáng?

Theo Lim In-sook, giáo sư xã hội học tại Đại học Hàn Quốc, vẻ đẹp hình thể được người dân nước này coi là mục tiêu có thể đạt được nếu bỏ đủ công sức, thời gian và tiền bạc.

"Các công ty đăng tải hình ảnh trước và sau phẫu thuật thẩm mỹ lên các biển quảng cáo, khiến mọi người ý thức rõ hơn về khiếm khuyết trên cơ thể họ. Tất cả đều dẫn đến mong muốn phẫu thuật và trở nên xinh đẹp", ông nói.

Tuy nhiên, bác sĩ Lee cho rằng phẫu thuật thẩm mỹ có thể là phương pháp chữa trị cả về mặt tâm lý cho những người căng thẳng về hình thể.

"Theo kinh nghiệm của tôi, dù có nghe bao nhiêu lời khuyên nhủ và an ủi, chứng trầm cảm của họ vẫn không biến mất. Đối với người áp lực về tình trạng lùn, phẫu thuật có thể là phương pháp chữa trị rõ ràng", ông nói.

Tuy nhiên, ông cũng khẳng định kéo dài chân là một ca phẫu thuật nguy hiểm, tác dụng phụ khôn lường, cần nhiều thời gian để hồi phục.

Theo VnExpress
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 22/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV