tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

NSƯT Vũ Linh: Từ cậu bé lêu lổng hè phố đến ông hoàng cải lương

Chia sẻ: 

06/03/2023 - 22:11:00


Được mệnh danh là "ông hoàng cải lương", nhưng ít ai ngờ, NSƯT Vũ Linh lại có tuổi thơ cơ cực, nhưng cũng "dữ dội".  
 

Những ngày này, căn nhà nhỏ của NSƯT Vũ Linh trên con đường Đoàn Thị Điểm, quận Phú Nhuận, TP.HCM tấp nập người qua lại. Bạn bè, đồng nghiệp, người hâm mộ không ngại trời nắng, đường sá xa xôi đến tiễn biệt "ông hoàng cải lương" lần cuối.

NSƯT Vũ Linh: Từ cậu bé lêu lổng hè phố đến ông hoàng cải lương 1

Hình ảnh tại đám tang NSƯT Vũ Linh. Ảnh: Thể thao văn hóa

Sự ra đi của nam nghệ sĩ sinh năm 1958 là nỗi mất mát lớn cho sân khấu cải lương nước nhà. Trong sự nghiệp lẫy lừng, tên tuổi ông gắn liền với các tác phẩm kinh điển như: "Chiêu Quân cống Hồ", "Bức ngôn đồ Đại Việt", "Xa phu đi sứ", "Bàng Quý Phi", "Thần nữ dâng Ngũ Linh Kỳ" và đặc biệt là vở "Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài"…

NSƯT Vũ Linh: Từ cậu bé lêu lổng hè phố đến ông hoàng cải lương 2

NSƯT Vũ Linh ra đi vào ngày 5/3 tại nhà riêng ở quận Phú Nhuận (TP. HCM), sau thời gian chiến đấu với bệnh tật

Tuổi thơ vất vả, dữ dội

Được mệnh danh là "ông hoàng cải lương", nhưng ít ai ngờ, NSƯT Vũ Linh lại có tuổi thơ cơ cực, nhưng cũng "dữ dội".

Trong hồi ký của mình đăng trên blog cá nhân vào năm 2006, nam nghệ sĩ kể rằng, ông sinh ra trong một gia đình nghèo. Thời đi học, ông và anh trai chỉ mặc chung một chiếc quần. Anh trai học buổi sáng, ông học buổi chiều.

Sau này anh trai cũng phải nghỉ học để ông được đến trường. Những khi nhà túng quẫn, không có tiền đóng học phí, chính ông cũng phải nghỉ học một thời gian.

NSƯT Vũ Linh: Từ cậu bé lêu lổng hè phố đến ông hoàng cải lương 3

NSƯT Vũ Linh thời trẻ

Ông nhớ những ngày chỉ ăn cơm chan nước mắm hoặc nước đun sôi. Tới 6 tuổi, ông cùng anh trai đi bán bánh bao ở bệnh viện từ 4h sáng. Có ngày ngủ quên, bán không hết hàng, mẹ bắt ông ăn bánh bao thay cơm. Sau đó, ông bán thêm nước ngọt, đá lạnh, bánh cuốn...

Kể thêm về cuộc sống ngày bé, NSƯT Vũ Linh cho biết, “thiên đường” tuổi thơ của ông là theo đám bạn đứng “chầu rìa” xem người ta đá gà, cá cược trên phố.

"Cái xóm nghèo thường hỗn tạp, tôi cũng nhiễm đủ mọi thói hư tật xấu của những đứa trẻ lêu lổng. Lâu lâu ki cóp nhịn ăn sáng được ít đồng lẻ là tôi “nướng sạch” vào mấy trò cá cược. Không có tiền cá, tôi cá với mấy đứa bạn bằng bất cứ cái gì tôi có trong tay, kể cả cái ná bắn thun…", nghệ sĩ gạo cội kể lại.

Thậm chí, ông còn chẳng nghĩ gì mà sẵn sàng lén lấy mấy đồng bạc lẻ của má để mua cá đá. Đến khi mẹ phát hiện, ông mới tự hứa trong lòng không còn tái phạm nữa, vì sợ mẹ buồn.

"Sau này tôi hay nghĩ, nếu như tôi không có tình thương vô bờ của má, có lẽ tôi đã là một đứa chơi bời lêu lổng. Tính tôi vốn bướng bỉnh, mê cái gì rồi thì dù có bị ba đánh nhừ tử, tôi cũng không bỏ được.

Nhưng vì thương má, sợ má buồn nên tôi đã không phạm phải những lỗi lầm lớn mà dần sửa chữa được những tật xấu mà tôi đã “hấp thu” từ cuộc sống lêu lổng ngoài đường phố…", NSƯT Vũ Linh tâm sự.

Gập ghềnh con đường đến với cải lương

Cuộc đời NSƯT Vũ Linh bắt đầu rẽ hướng khi ông quyết định xin mẹ nghỉ học để đi học hát cùng mấy người bạn ở trường Văn Phát, chủ yếu là học ký xướng âm tân nhạc, sau đó là lò dạy ca cổ của thầy Văn Vĩ.

NSƯT Vũ Linh: Từ cậu bé lêu lổng hè phố đến ông hoàng cải lương 4

NSƯT Vũ Linh kể về tuổi thơ vất vả và con đường đến với nghiệp cầm ca

Trong các video được Hồng Phượng (con gái nghệ sĩ Hồng Nhung, em ruột NSƯT Vũ Linh) chia sẻ, ông kể với cô rằng đã nhận được bằng hạng Nhất, lúc chỉ 11 tuổi, trong sự ngỡ ngàng của nhiều người.

"Sau khi đi học, cậu Năm (NSƯT Vũ Linh - PV) phải đạp xe từ Gò Vấp sang cầu chữ Y để đi hát. Lần đầu ca "Hàn Mặc Tử" trong quán ăn, cậu Năm được thưởng 10 đồng (thời đó tiền rất có giá trị). Tiền cậu đi hát để may quần áo, sau đó dành dụm", ông kể.

Sau đó, được giới thiệu đi hát thêm ở chỗ khác, tổng lương hát và tiền thưởng Vũ Linh nhận được lên đến 30 đồng mỗi đêm. Đó là số tiền mà nhiều nghệ sĩ thời đó ao ước, chứ đừng nói gì đến đứa trẻ 11 tuổi.

Nhưng để theo nghề hát, con đường của ông không đơn giản. Dù mê cải lương, ba của ông không thích cho con trai theo nghề hát vì định kiến "xướng ca vô loài".

"Đoạn trường lắm. Cậu bị đánh vì mở cặp chỉ toàn bài ca. Cậu phải chạy về nhà dì Tám ở một tháng vì sợ quá. Ba mắng má là tại sao ông (ba của Vũ Linh gọi má Vũ Linh là ông) dám cho nó đi theo nghề xướng ca vô loài", ông nhớ lại.

Có một điều đặc biệt là, dù kịch liệt phản đối con trai đi hát, nhưng ba của ông lại mê kép Thanh Sang. Ông theo dõi trên đài mới phát hiện con trai hát ở trên đó, rồi mới dần chấp nhận cho Vũ Linh theo nghề hát.

Thời đỉnh cao của "ông hoàng cải lương"

Trong một cuộc trò chuyện khác với nghệ sĩ Linh Tâm, Hồng Nhung (được ca sĩ Hồng Phượng đăng tải), Vũ Linh tâm sự vào thời kỳ đỉnh cao của sự nghiệp, ông từng biểu diễn trên sân khấu có 12.000 khán giả.

NSƯT Vũ Linh: Từ cậu bé lêu lổng hè phố đến ông hoàng cải lương 5

NSƯT Vũ Linh và Thoại Mỹ từng là bạn diễn ăn ý trên sân khấu

Nghệ sĩ kể trong một lần diễn ở Đầm Môn (Khánh Hòa), khi tới nơi ông thấy khu vực bên ngoài treo băng rôn có hình ông cùng Thoại Mỹ, Lý Hùng. Nhưng ông không thấy khán giả nào ngoài bà bán khoai lang, đậu phộng. Khi đó, Vũ Linh định trở về trong tâm trạng thất vọng.

“Tuy nhiên, khi vén màn lên, tôi muốn xỉu vì không thể tưởng tượng được, khán giả lên tới 12.000 người”, nghệ sĩ kể.

Theo nghệ sĩ Vũ Linh, năm 1992, giá vé khoảng 10.000-12.000 đồng. Tuy nhiên, những show diễn có Vũ Linh tham gia, giá vé có thể lên 15.000 đồng. Khi đó, đơn vị tổ chức thu tới 99 triệu đồng và lương của Vũ Linh là 15 triệu đồng.

Ông kể khán giả khi đó tới đông nườm nượp. Mỗi sự kiện có 7.000 - 8.000 khán giả, hoặc 11.000 người là chuyện bình thường. Nghệ sĩ chỉ cách sân khấu vài mét cũng khó lòng chen vào được. Nhiều lần, ông thậm chí phải leo hàng rào mới vào được sân khấu.

"Tôi đi diễn liên tục một tuần. Cứ diễn một ngày rồi hôm sau đếm tiền từ trưa đến chiều tối và chuẩn bị diễn tiếp", nghệ sĩ khi ấy nhớ lại.

Không chỉ đến xem hát, mà cứ mỗi lần xuất hiện, NSƯT Vũ Linh lại được khán giả vây kín để xin chữ ký. Một lần ký tên, ông được khán giả tặng 5 USD. Ông ký từ 8h tới 16h và được hơn 1.000 USD.

"Họ cứ cầm tiền rồi đẩy vào tay tôi. Nhiều người còn mang cả đồ ăn đến mời rồi bảo nhìn tôi khổ quá. Các cô, các bác cho tới 1.000 - 2.000 USD. Có lần, tôi được hẳn 28.000 USD. Trong khi đó, lương của tôi khi đi diễn được 42 triệu đồng là cao lắm rồi", cố nghệ sĩ kể.

Theo Báo Giao thông
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị kỷ niệm ngày sinh đồng chí nguyễn lương bằng Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Radio online
Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 28/03/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV