tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Rút bảo hiểm một lần - đã "chữa từ gốc"? 

Chia sẻ: 

11/08/2023 - 08:13:00


Trong 6 tháng đầu năm nay, ngành bảo hiểm xã hội ghi nhận trên 665.000 người rút bảo hiểm một lần, tức bình quân hơn 110.000 người/tháng. “Nhịp độ” vậy là vẫn duy trì như năm 2022 - cả năm có gần 1 triệu người rút bảo hiểm một lần.  Vì sao người lao động vẫn "rút tiền" và tăng "mức hấp dẫn" về quyền lợi khi bảo lưu đóng bảo hiểm lâu dài có phải là giải pháp chính sách giúp giải quyết được vấn đề? 

 

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trong phiên họp dự kiến diễn ra vào đầu tuần sau. Để hạn chế tình trạng rút bảo hiểm một lần, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - cơ quan chủ trì soạn thảo - đã đề xuất tăng thêm lợi ích, hy vọng sẽ "giữ chân" người tham gia bảo hiểm.

Cụ thể, cơ quan soạn thảo đã bổ sung 5 quyền lợi người lao động sẽ được hưởng nếu bảo lưu thời gian đóng để hưởng lương hưu thay vì nhận bảo hiểm một lần. Một là, điều kiện hưởng lương hưu giảm từ 20 năm xuống 15 năm. Hai là, được hưởng trợ cấp hàng tháng nếu không đủ thời gian đóng để nhận lương hưu hoặc chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí. Ba là, có bảo hiểm y tế do ngân sách chi trong thời gian hưởng trợ cấp hàng tháng. Bốn là, sau một năm nghỉ việc, nếu không rút bảo hiểm một lần, người lao động vẫn có bảo hiểm y tế với thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Cuối cùng, người lao động mất việc được hỗ trợ tín dụng giải quyết khó khăn tài chính.

Đồng thời, cơ quan soạn thảo cũng đề xuất hai phương án về rút bảo hiểm xã hội một lần. Theo phương án 1, chỉ những người đã tham gia bảo hiểm xã hội trước khi luật này có hiệu lực mới được rút bảo hiểm một lần. Nếu chọn bảo lưu thời gian đóng, người lao động sẽ được hưởng 5 quyền lợi trên, nếu rút bảo hiểm một lần thì sẽ mất các quyền lợi này. Còn lại, những người đóng bảo hiểm xã hội từ khi luật này có hiệu lực sẽ không được rút bảo hiểm một lần, trừ 3 trường hợp: đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ năm đóng, ra nước ngoài định cư hoặc mắc bệnh nguy hiểm tính mạng. 

Phương án 2 là đề xuất ban đầu khi xây dựng dự thảo Luật này. Theo đó, người lao động rút bảo hiểm một lần chỉ được giải quyết tối đa 50% thời gian đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất. Thời gian còn lại được bảo lưu để hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, khuyến khích đóng tiếp. Điều kiện được rút một lần là không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội đủ 12 tháng, thời gian đóng bảo hiểm chưa đủ 20 năm. Như vậy, người tham gia có thể đóng tiếp bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu, tử tuất, bảo hiểm y tế…

Có thể thấy về mặt kỹ thuật, cả 2 cách tiếp cận tăng quyền lợi (tức khuyến khích lợi ích tài chính) và/hoặc yêu cầu điều kiện cao hơn khi rút (tức giảm động lực rút) đều đã được tính toán để đưa vào dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Trong khi đó, một cuộc khảo sát do Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thực hiện trong tháng 4.2023 cho thấy dường như nguyên nhân gốc rễ chưa hẳn nằm ở "tính hấp dẫn" và lợi ích dài hạn khi tham gia bảo hiểm. Cụ thể, 61% trong số những người đã từng rút bảo hiểm một lần cho biết nguyên nhân là do không có nguồn tiết kiệm hoặc nguồn khác để bù đắp nguồn thu nhập bị mất khi không có việc. Ngoài ra, có 14% rút bảo hiểm vì lo lắng vào sự ổn định của chính sách bảo hiểm xã hội. Khi được hỏi về khả năng đóng lại bảo hiểm xã hội, 48% số lao động từng rút bảo hiểm xã hội cho biết không muốn đóng lại.

Như vậy, hai nguyên chính khiến người lao động không mặn mà với hệ thống bảo hiểm xã hội, trước hết từ áp lực tài chính ngắn hạn và thứ hai là niềm tin dài hạn với tính an toàn, bền vững của hệ thống bảo hiểm xã hội. Nếu thực sự đây là 2 nguyên nhân gốc rễ thì những đề xuất mang tính kỹ thuật như nói trên không hẳn giải quyết được vấn đề. Và theo đó, kể cả khi Quốc hội chấp thuận chính sách theo hướng như trên, có lẽ xu thế tiếp tục rút bảo hiểm một lần vẫn sẽ không thay đổi.

Dường như cơ quan đề xuất chính sách đang rối, "bệnh một nơi" nhưng "thuốc chữa" đang nằm nơi khác; và "thuốc chữa" đó cũng không thuộc về thẩm quyền của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - đang được Chính phủ giao nhiệm vụ. Nếu không đánh giá lại xác đáng nguyên nhân, cũng như Chính phủ không vào cuộc và giao đúng "địa chỉ trách nhiệm", vấn đề sẽ khó mà giải quyết được.

 
Hà Lan
Theo Đại biểu nhân dân
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 29/06/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV