tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Tâm lý ở trẻ vị thành niên: Đừng bỏ qua dấu hiệu bất thường

Chia sẻ: 

26/12/2022 - 15:18:00


Số liệu từ Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) công bố, cứ trung bình mỗi ngày, khoảng 3.000 trẻ vị thành niên tự tử trên thế giới. Còn tại Việt Nam, đây cũng là vấn đề nghiêm trọng và rất đáng lo ngại.

 

 

Bệnh nhân tới thăm khám tại Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai.
Bệnh nhân tới thăm khám tại Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai.

Bắt nguồn từ những áp lực vô hình

Thông tin từ Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, gần đây Viện đã tiếp nhận một bệnh nhân nữ (13 tuổi, ở Hà Nội) được gia đình đưa đến khám, nhập viện điều trị trong tình trạng chán nản, hay khóc, tự ti, bi quan, cảm thấy chán sống và có ý tưởng tự sát.

Gia đình bệnh nhân cho biết, con từng học giỏi, trong đội tuyển. Tình trạng bất thường về sức khỏe xuất hiện trong thời gian học trực tuyến kéo dài, con không theo kịp, không tập trung, có yêu đương qua mạng; cha mẹ thấy con học hành giảm sút lại ép con học nhiều hơn… Qua thăm khám, các bác sĩ xác định bệnh nhân có hội chứng trầm cảm, có ý tưởng tự sát và hành vi tự hủy hoại.

Một trường hợp khác ghi nhận tại Bệnh viện Nhi trung ương, bệnh nhân nam (13 tuổi) được đưa vào cấp cứu tại cơ sở y tế này do gia đình phát hiện cháu thắt cổ tự tử trong nhà tắm. Phụ huynh kể lại: “Cháu vào nhà tắm hơn 20 phút không thấy cháu ra, gọi không trả lời nên tôi đã mở cửa phòng và phát hiện sự việc. Các bạn thân của cháu cho biết cách đây 2 hôm bạn ấy có nhắn tin lớp nhóm nói rằng đây có thể là lần cuối cùng mình nói chuyện với các bạn”.

Các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi trung ương cho biết, đây không phải trường hợp duy nhất ghi nhận trẻ vị thành niên tự tử, trước đó, cơ sở y tế này cũng tiếp nhận một bệnh nhi 13 tuổi nhập viện do tự tử bằng thuốc giảm đau liều cao. Được biết, trẻ cảm thấy thất vọng vì bản thân không đáp ứng được những kỳ vọng của cha mẹ, lại thường xuyên xảy ra mâu thuẫn với gia đình do bất đồng quan điểm về phong cách sống và định hướng tương lai mà trẻ đã có ý định tự tử.

Trao đổi về vấn đề này, BSCKII Nguyễn Hoàng Yến - Phòng trẻ em và thanh thiếu niên, Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) cho hay: Trẻ vị thành niên đang ở độ tuổi rất nhạy cảm trước những tác động của môi trường, xã hội do những thay đổi về tâm sinh lý ở lứa tuổi này. Trẻ gặp khó khăn trong việc tự điều chỉnh để thích nghi trong mối quan hệ với mọi người và những vấn đề khác trong cuộc sống. Những áp lực vô hình trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, nếu không được chia sẻ, hỗ trợ kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực trong trẻ ngày càng nhiều thêm. Đây là yếu tố có thể dẫn đến những rối loạn tâm lý và làm tăng nguy cơ tự tử ở trẻ vị thành niên.

Những tín hiệu bất thường

Các chuyên gia y tế chia sẻ thực trạng, có một thực tế đáng quan ngại, đó là khi trẻ chớm bộc lộ ý nghĩ về tự sát, về chán sống thì nhiều bậc cha mẹ lại gạt đi và cho rằng không nên nghĩ đến những điều tiêu cực. Trong khi đó chính là tín hiệu kêu cứu mà các bậc cha mẹ phải đặc biệt lưu tâm. Khi trẻ bày tỏ cảm xúc đó là lúc con rất cần sự đồng cảm, sự chia sẻ, sự lắng nghe… Các bậc cha mẹ, người thân khi bắt được tín hiệu này nên hỏi han, khơi gợi để con nói ra những bất an, đau khổ của mình.

Lý giải về nguyên nhân của tình trạng tự tử đang ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở lứa tuổi vị thành niên, Ths. BS Vũ Sơn Tùng - Phó phòng Điều trị rối loạn cảm xúc, Viện sức khỏe tâm thần cho biết: Tự sát có thể có rất nhiều nguyên nhân, bắt nguồn từ căng thẳng trong cuộc sống gia đình như chuyện tình cảm, bố mẹ chia ly, áp lực học hành, áp lực kinh tế hoặc các bệnh lý khác như trầm cảm, rối loạn do sử dụng chất kích thích, rối loạn tâm thần phân liệt, hoang tưởng bị hại, bị theo dõi… Một số yếu tố làm tăng nguy cơ tự sát gồm: Tiền sử toan tự sát, tiền sử gia đình và di truyền, bất hạnh thời thơ ấu, sự tuyệt vọng, xu hướng tình dục, nghề nghiệp, rối loạn tâm thần, bệnh lý nội khoa, rối loạn thần kinh, chấn thương sọ não…

“Người có ý tưởng, hành vi tự sát được xác định là một trong những cấp cứu tâm thần. Do đó, với những trường hợp này cần nhập viện ngay lập tức để theo dõi giám sát 24/24 giờ, đặc biệt là những trường hợp trầm cảm có ý tưởng hoặc hành vi tự sát. Trường hợp nếu chưa có điều kiện để đưa người bệnh đến viện ngay thì gia đình cần có người ở sát bên cạnh bệnh nhân 24/24. Đặc biệt, khi thấy người thân đang rơi vào trạng thái kích động, đòi tự sát cao độ thì nên lập tức “hạ nhiệt” bằng cách nói lời yêu thương, giúp người thân có cảm giác được bao bọc, che chở. Tuyệt đối không được để người bệnh bị thêm các yếu tố kích động tinh thần. Ngoài ra, khi bệnh nhân đã được ra viện thì vẫn cần điều trị củng cố, tránh tái phát” - bác sĩ Tùng nhấn mạnh.

Chuyên gia y tế khuyến cáo, thông thường, khoảng 60% người có ý tưởng tự sát sẽ chuyển từ ý tưởng tự sát sang kế hoạch và từ kế hoạch sang toan tự sát ngay trong năm đầu tiên, khi bắt đầu có ý định tự sát. Ý tưởng tự sát không phải bộc phát mà được nuôi dưỡng qua thời gian dài. Vì vậy, chúng ta cần cảnh giác nếu thấy người nhà dự trữ thuốc như paracetamol, thuốc hạ huyết áp... Khi đó, cần đưa họ đi khám để bác sĩ có chuyên môn có thể khai thác tốt hơn, can thiệp kịp thời, tránh chủ quan để người bệnh ở nhà tự điều trị.

Theo Đại Đoàn Kết
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 12/10/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV