tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Lịch sử trở thành môn thi bắt buộc 

Chia sẻ: 

20/03/2023 - 14:56:00


Dự thảo phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến được đánh giá có nhiều nội dung thiết thực, phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm học 2021-2022.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm học 2021-2022.

Thay đổi cách dạy học môn Lịch sử

Theo dự thảo, nội dung thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 nằm trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, chủ yếu là chương trình giáo dục cấp THPT. Về môn thi, hình thức thi, dự thảo nêu rõ sẽ tổ chức thi theo môn, trong đó các môn học bắt buộc gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử (đối với giáo dục phổ thông), Ngữ văn, Toán, Lịch sử (đối với giáo dục thường xuyên) và các môn học lựa chọn ở bậc THPT gồm: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ.

Theo đó, thí sinh học chương trình THPT dự thi 4 môn học bắt buộc gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử và 2 môn học lựa chọn trong số 4 môn đã chọn học. Thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT dự thi 3 môn học bắt buộc gồm Ngữ văn, Toán, Lịch sử và 2 môn học lựa chọn trong số 4 môn học đã chọn học.

Theo PGS.TS Phạm Tất Dong - nguyên Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, việc Bộ GDĐT giữ vai trò xây dựng ngân hàng câu hỏi thi là điều cần thiết và phù hợp. Đây là việc làm đòi hỏi cần nhiều thời gian, có lộ trình trong khi gặp áp lực về thời gian do đến năm 2024 mới có sách giáo khoa lớp 12. Việc có nhiều bộ sách khác nhau cũng khiến cho công tác chuẩn bị ngân hàng câu hỏi thi sẽ tăng thêm áp lực.

Vì vậy, cần số lượng giáo viên nhiều để tập hợp được số lượng câu hỏi đủ lớn làm thành đề thi sử dụng qua nhiều năm. Chính vì vậy, Bộ GDĐT phải là đơn vị huy động đội ngũ giáo viên giỏi ở mọi vùng miền trên toàn quốc cùng góp công sức ra đề thay vì để 1, 2 cá nhân ra đề thi sẽ có nguy cơ lọt, lộ đề thi hoặc trùng với đề ôn tập như đã từng xảy ra cách đây vài năm.

Nội dung các câu hỏi được làm mới hoàn toàn theo định hướng đánh giá năng lực do tổ chức thi theo Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 thay vì chương trình hiện hành nên cũng cần có sự tập huấn, bồi dưỡng giáo viên cẩn thận, kỹ lưỡng và sự chọn lọc từ đội ngũ thầy cô ra đề với 17 môn (trong đó có 7 ngoại ngữ khác nhau). Riêng 3 môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, Công nghệ và Tin học lần đầu tiên được xây dựng ngân hàng câu hỏi thi cũng là một thách thức đặt ra.

Bà Nguyễn Bội Quỳnh - Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức (Hà Nội) cũng đồng tình với quan điểm này. Vấn đề đặt ra là để môn học này trở nên hấp dẫn, học sinh hứng thú, giáo viên bộ môn phải thay đổi phương pháp dạy để học sinh tự học, không nên đọc - chép, truyền thụ kiến thức một chiều.

Phấn đấu thi trên máy tính với môn trắc nghiệm sau năm 2030

Về phương thức tổ chức thi và lộ trình thực hiện, dự thảo nêu rõ: Giai đoạn 2025-2030, giữ ổn định phương thức thi trên giấy; đồng thời tăng cường ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin, từng bước thí điểm thi trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm ở các địa phương có đủ điều kiện.

Giai đoạn sau 2030, phấn đấu đến khi tất cả các địa phương trên toàn quốc có đủ điều kiện tổ chức thi trên máy tính sẽ chuyển sang tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm.

Đây là một thách thức đặt ra và ngành Giáo dục cũng như các cơ quan quản lý gỡ khó từng bước. Bởi bên cạnh những ưu điểm không thể phủ nhận là hệ thống đánh giá rất nhanh thì việc tổ chức thi trên máy tính đòi hỏi cơ sở vật chất, khâu tổ chức phải đồng bộ từ trang thiết bị, đường truyền; đảm bảo an ninh mạng. Đặc biệt, với một số địa phương khó khăn hay vùng sâu, vùng xa thì dù đến năm 2030 để có hệ thống trang thiết bị đồng bộ, đáp ứng được tổ chức thi tốt nghiệp cũng là bài toán khó.

Kết quả của kỳ thi bên cạnh việc xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở giáo dục phổ thông và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục, Bộ GDĐT cho rằng sẽ cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.

Tuy nhiên, trong dự thảo đến thời điểm này vẫn chưa nêu cách tính để xét công nhận tốt nghiệp. Điều này khiến nhiều giáo viên và học sinh lo ngại, nhất là với những học sinh có định hướng học các môn tự nhiên thì việc có thêm môn thi Lịch sử bắt buộc cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả thi. Vì vậy, nhiều ý kiến mong muốn dự thảo bổ sung thêm phần này để học sinh có định hướng học tập cụ thể.

Theo Đại đoàn kết
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 12/10/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV