tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Trường ở vùng xanh sẵn sàng, chỉ chờ lệnh đón học sinh đến lớp

Chia sẻ: 

15/10/2021 - 09:22:00


Khi thành phố dần mở cửa trở lại, phụ huynh, giáo viên càng mong đợi ngày học sinh được đến lớp. Trường ở huyện ngoại thành cũng trong trạng thái sẵn sàng đón các em.

“Khi gọi điện hoặc gặp tôi, nhiều phụ huynh đều hỏi bao giờ học sinh được đi học trở lại. Những lúc đó, tôi chỉ có thể trả lời phải chờ văn bản từ sở GD&ĐT. Họ kêu nhiều, than mệt, khổ, mong con sớm ngày đến trường”, bà Trần Thị Thanh Huế, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Sóc Sơn (Hà Nội), kể.

Bà cho hay không chỉ phụ huynh mà học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đều mong như vậy. Với sự mong ngóng đó, các trường trên địa bàn huyện Sóc Sơn luôn trong trạng thái sẵn sàng đón học sinh trở lại khi trường học được phép mở cửa.

Dạy học online vẫn còn nhiều khó khăn

Bà Huế tin rằng không chỉ các trường trên địa bàn Sóc Sơn, ở những nơi khác, việc dạy học trực tuyến đều gặp khó khăn như phương tiện, đường truyền chưa đảm bảo. Với những em không có thiết bị thông minh, giáo viên phải chuyển bài trực tiếp cho các em.

Những khó khăn đó khiến việc dạy và học không đảm bảo như học trực tiếp. Chất lượng giáo dục đối với các lớp đầu cấp chịu ảnh hưởng nhiều.

“Một tiết học trực tiếp chất lượng hơn 10-15 tiết học trực tuyến, đặc biệt trong tình hình đổi mới chương trình, sách giáo khoa”, bà đánh giá.

 
 
Thay tro vung xanh mong ngay den lop anh 2

Các nhà quản lý giáo dục thừa nhận học trực tuyến không hiệu quả bằng trực tiếp. Ảnh minh họa: L.G.

Bên cạnh đó, sau thời gian học online dài, khi mở cửa trường học, việc rà soát, ôn tập phần lại kiến thức cho học sinh chắc chắn có khó khăn. Chương trình học vẫn theo kế hoạch nhưng học sinh tiếp nhận khoảng 50-70% kiến thức.

Do đó, giáo viên sẽ phải dành ra một số buổi để hệ thống lại kiến thức từ đầu năm học đến nay. Ngoài ra, sau thời gian dài ở nhà, cả thầy cô lẫn học sinh phải uốn lại nề nếp, việc này không dễ đối với trẻ nhỏ. Thời gian học trực tuyến càng dài, khó khăn khi trở lại trường càng lớn.

Tương tự, ông Nguyễn Đức Hòa, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Chương Mỹ, đánh giá học trực tuyến chỉ là giải pháp trước mắt chứ không thể lâu dài.

Giáo viên đã có kinh nghiệm, rèn kỹ năng, phương pháp để đảm bảo công tác dạy học nhưng học sinh lại gặp khó khăn ở mặt thiết bị, đường truyền.

Theo ông Hòa, tỷ lệ học sinh học online tại các trường tiểu học, THCS ở Chương Mỹ cao, tương đương thời gian học trực tiếp. Tuy nhiên, chất lượng dạy học cần kiểm tra, đánh giá lại mới có thể khẳng định được.

“Khi dạy học online, giáo viên vẫn cho kiểm tra nhưng nếu học trực tiếp sẽ sát sao hơn. Kiểm tra trực tuyến chưa thể khẳng định 100% là chất lượng của học sinh, có thể có anh chị ngồi gần nhắc bài. Giáo viên khó kiểm soát được như khi ở trên lớp”, ông giải thích.

Tại Ba Vì, Trưởng phòng GD&ĐT Phùng Ngọc Oanh cho hay thời gian qua, sóng và thiết bị cơ bản đáp ứng, học sinh cũng quen với việc học trực tuyến. Tuy nhiên, hiện tại, phụ huynh đi làm bình thường, nhiều gia đình không có người hỗ trợ con học trong khi trẻ lớp 1, 2 vẫn rất cần phụ huynh kèm cặp.

Không chỉ với học sinh nhỏ tuổi, các em học THPT cũng gặp khó khăn khi học trực tuyến. Ông Nguyễn Đình Thắng, Hiệu trưởng trường THPT Ba Vì, cho hay vì ở miền núi, chất lượng đường truyền phụ thuộc thời tiết. Học sinh, giáo viên, bị “out” khỏi lớp khi mạng không ổn định, thậm chí có khi, thầy cô phải tổ chức dạy bù buổi khác.

Ông đánh giá dạy học trực tiếp sẽ có thuận lợi hơn nhiều, đặc biệt, việc giao tiếp trực tiếp giữa giáo viên với học sinh, học sinh với nhau sẽ giúp truyền thụ kiến thức tốt hơn.

Do đó, dù giáo viên được tập huấn kỹ, chủ động nghiên cứu phần mềm dạy học, khắc phục khó khăn, cả thầy cô lẫn học trò đều thích trở lại trường vì nó đảm bảo tối đa hiệu quả của hoạt động dạy học.

Đây cũng là quan điểm của ông Nguyễn Xuân Tuấn, Hiệu trưởng trường THPT Kim Anh (Sóc Sơn). Bên cạnh việc giáo viên, học sinh có thể tương tác nhiều hơn, thầy Tuấn cho rằng học trực tuyến cũng giúp bảo vệ sức khỏe thị lực, thính giác, tinh thần của học sinh.

Đề xuất mở cửa trường học dần dần

Từ những khó khăn của dạy học trực tuyến, hạn chế của phương pháp này so với dạy học trực tiếp, nhiều phụ huynh, học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục mong đợi thành phố sớm mở cửa trường học.

Theo ông Nguyễn Đức Hòa, nguyện vọng này còn xuất phát từ việc khi Hà Nội dần mở cửa, các phụ huynh đi làm trở lại, không ai ở nhà theo dõi con học hành, khâu quản lý lỏng lẻo hơn.

 
 
Thay tro vung xanh mong ngay den lop anh 3

Mong đợi trường học mở cửa trở lại là tâm lý chung của nhiều giáo viên, phụ huynh, học sinh. Ảnh minh họa: Việt Linh.

Thực tế, Sóc Sơn, Ba Vì, Chương Mỹ đều được coi là vùng xanh. Theo thông tin từ CDC Hà Nội, từ sau ngày 25/8, Sóc Sơn không ghi nhận ca mắc Covid-19 trong cộng đồng (có ở khu cách ly và khu vực đã phong tỏa).

Ông Ngọc Oanh thông tin nhiều tháng nay, Ba Vì không ghi nhận trường hợp F0. Trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 gần nhất ở Chương Mỹ cũng được phát hiện từ ngày 12/8 (không tính trong khu vực phong tỏa).

Vì thế, bà Thanh Huế, ông Ngọc Oanh mong học sinh vùng xanh được đến trường.

Bà Huế đề xuất mở cửa trường học dần dần, trước hết với các lớp đầu cấp, cuối cấp như lớp 1, lớp 6, lớp 9. Khoảng 2-3 tuần sau, nếu tình hình vẫn ổn, học sinh các khối khác có thể đến trường.

“Tôi nghĩ đầu tiên cần mở dần cho lớp 1, 2, tức học sinh mới đi học, cần hướng dẫn tư thế ngồi, cách cầm bút, hay lớp 6 vì học sách giáo khoa, chương trình mới. Các lớp cuối cấp cũng đáng quan tâm để đảm bảo chất lượng đầu ra”, ông Đức Hòa có đề xuất tương tự.

Ông Đức Hòa cũng cho rằng đối với những địa bàn cơ bản ổn định, kiểm soát dịch tốt, trường học nên được mở cửa dần, cho học sinh các lớp đầu cấp, cuối cấp (lớp 6, lớp 9) đi học trước. Ông nói thêm sắp tới, trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi sẽ được tiêm vaccine. Lúc đó, học sinh tiêm xong đi học an toàn.

Tuy nhiên, ông Ngọc Oanh nhấn mạnh vẫn cần cẩn trọng, quan sát thêm có điều gì bất thường sau khi các tuyến giao thông mở lại không. An toàn cũng là yếu tố mà hai hiệu trưởng Nguyễn Đình Thắng và Nguyễn Xuân Tuấn cho rằng cần đặt lên hàng đầu khi xem xét việc cho học sinh đi học trở lại.

Trường học trong trạng thái sẵn sàng đón học sinh

Dù vẫn phải chờ đợi quyết định từ thành phố, các trường đều chuẩn bị cơ sở vật chất, kịch bản phòng, chống dịch, phương án dạy học để sẵn sàng mở cửa trở lại.

Bà Trần Thị Thanh Huế cho hay trên cơ sở chỉ đạo của sở GD&ĐT, UBND huyện Sóc Sơn, cả phòng và trường chủ động rà soát cơ sở vật chất, chuẩn bị các điều kiện cần thiết, xây dựng kịch bản đón học sinh.

“Vì háo hức mong chờ ngày các con đến trường, chúng tôi rất chủ động. Phòng đi kiểm tra thường xuyên, cứ có thông tin chỉ đạo mới, lại chỉ đạo trường triển khai để đón các con với mục tiêu ngày đầu tiên đã không có vấn đề gì làm các con bỡ ngỡ, từ việc phòng chống dịch đến thực hiện kế hoạch chuyên môn của sở”, bà Huế chia sẻ.

 
 
Thay tro vung xanh mong ngay den lop anh 4

Các trường chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất, phương án dạy học chờ thành phố cho phép học sinh đi học trở lại. Ảnh minh họa: Việt Linh.

Ông Nguyễn Đức Hòa cũng thông tin trong trường hợp cho đi học trở lại, cơ sở vật chất của các trường trên địa bàn huyện Chương Mỹ cơ bản đảm bảo điều kiện.

Tại huyện Ba Vì, ông Phùng Ngọc Oanh cho hay nếu rà soát theo dự thảo bộ tiêu chí mà Sở GD&ĐT Hà Nội đưa ra, các trường có thể đảm bảo 13/15 tiêu chí, tức đủ điều kiện để mở cửa.

Ba Vì cũng cho rà soát hai lần cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tiến hành tổng vệ sinh, xây dựng các phương án phòng chống dịch, kịch bản khi học sinh quay trở lại trường. Ông Ngọc Oanh nhấn mạnh tất cả đã sẵn sàng, có lệnh là thực hiện.

Cũng theo dự thảo tiêu chí đó, ông Nguyễn Đình Thắng đánh giá trường THPT Ba Vì đáp ứng các điều kiện để đón học sinh trở lại. Ông nói thêm trường có 1.645 học sinh, sĩ số rơi vào 42-43 học sinh/lớp.

“Chúng tôi luôn có phương án sẵn sàng đón học sinh trở lại khi được phép mở cửa. Trường đang nhận quyết định làm khu cách ly tập trung dự phòng nhưng khi thành phố cho phép chuyển sang dạy học trực tiếp, chỉ trong hai ngày, chúng tôi có thể sắp xếp lại để dạy học bình thường”, ông Thắng khẳng định.

Ông thông tin thêm giáo viên của trường, trừ một số trường hợp đặc biệt, đã tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa Covid-19.

Trong khi đó, gần như 100% giáo viên trường THPT Kim Anh đã hoàn thành mũi 1 và có kế hoạch tiêm mũi 2 trong thời gian sắp tới. Ông Nguyễn Xuân Tuấn cho hay trường cũng đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất để phòng, chống dịch trong trường hợp học sinh đi học trở lại.

Tuy nhiên, ông mong muốn nếu mở cửa, tất cả học sinh từ lớp 10 đến lớp 12 sẽ cùng đến trường do trường không thể đảm bảo công tác dạy học nếu chia các lớp thành nhóm nhỏ khoảng 20-24 học sinh.

Một trong những nội dung được đưa ra trong Nghị quyết số 127 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2021 là tổ chức dạy và học trực tiếp ngay từ tháng 10 đối với những vùng kiểm soát được Covid-19 và bảo đảm an toàn.

Trong buổi làm việc của Đoàn đại biểu Quốc hội TP với Thường trực HĐND, UBND TP. Hà Nội ngày 14/10, Đại biểu Nguyễn Kim Sơn đề xuất thành phố nên cho học sinh ngoại thành đi học trở lại trước trong lộ trình mở lại trường học vì đây là những khu vực an toàn.

Trong khi đó, trao đổi với báo chí, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, cho biết việc cho học sinh trở lại trường còn nhiều khó khăn, một trong số đó là chưa đủ vaccine.

Sở đã xây dựng nhiều phương án để học sinh trở lại trường. Phương án khả thi nhất là cho khối lớp đầu, cuối cấp đi học trước, sau đó mở cửa dần. Các quận, huyện thuộc vùng xanh, ít nguy cơ bùng phát dịch bệnh sẽ mở cửa trước.

Theo Zing
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 23/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV