Quan chức này giải thích rằng vẫn có thể thực hiện quy trình sản xuất ở phần lớn các khu vực trên đất nước và việc Ukraine trở thành ứng cử viên cho tư cách thành viên Liên minh châu Âu (EU) là một lợi thế lâu dài cho các công ty.
Bà Schulze dẫn số liệu từ Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức-Ukraine, cho thấy khoảng 2.000 công ty có vốn của Đức đã hoạt động ở Ukraine trước thời điểm xảy ra cuộc xung đột với Nga và cho tới nay hầu như không có công ty nào ngừng hoạt động hoàn toàn tại quốc gia Đông Âu này.
Tuy nhiên, bà Schulze lưu ý rằng khu vực tư nhân cần có môi trường đầu tư tích cực và sự chắc chắn về mặt pháp lý. Vì vậy, Đức ủng hộ Ukraine trên con đường cải cách, đặc biệt trong quá trình gia nhập EU. Quan chức này nhấn mạnh rằng các nỗ lực chống tham nhũng là rất quan trọng.
Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Đức đã tổ chức Diễn đàn Tái thiết Ukraine trong một năm nay, nhằm tìm cách thu hút xã hội dân sự, khu vực tư nhân, giới học thuật và các chính quyền đô thị ở Đức muốn đóng góp vào sự phục hồi của Ukraine.
Cho đến nay, hơn 600 tổ chức đã đăng ký trên nền tảng này và đang trao đổi ý kiến./.