tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Vaccine Covid-19 nội địa: Vũ khí chống dịch đường dài

Chia sẻ: 

08/09/2021 - 16:03:00


Trong bối cảnh nguồn cung vaccine Covid-19 trên thế giới đang khan hiếm và đại dịch sẽ còn kéo dài do sự xuất hiện của các biến thể mới, các quốc gia châu Á đang chú trọng phát triển vaccine nội địa để đảm bảo an ninh vaccine trong nước. Đây có thể coi là một khoản đầu tư dài hạn và cần thiết trong tình hình hiện nay.

 

Vaccine Covid-19 nội địa: Vũ khí chống dịch đường dài

Tăng tốc phát triển vaccine nội địa

Hiện nay, các quốc gia châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Iran, Thái Lan, Indonesia…đều đang chú trọng đầu tư cho các ứng cử viên vaccine được phát triển trong nước nhằm tìm kiếm một nguồn cung cấp ổn định trên đường dài đối phó với đại dịch.

Tuy được giới khoa học đánh giá là một trong số ít quốc gia Trung Đông có năng lực phát triển vaccine, nhưng Iran đã phát triển chiến dịch này một cách ngoạn mục với khoảng 10 loại vaccine Covid-19 đang được Iran phát triển, trong đó, một loại có tên COVIran Bakerat đã được đưa vào chương trình tiêm chủng bên cạnh các loại vaccine nhập khẩu khác, mặc dù ít người biết về những loại vaccine này ở bên ngoài Iran.

COVIran Bakerat là vaccine bất hoạt và vẫn đang trong quá trình thử nghiệm giai đoạn 3 nhưng đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp hồi tháng 6. Vaccine này được phê duyệt trên cơ sở các mức kháng thể mà nó tạo ra, bao gồm cả những kháng thể có thể vô hiệu hóa SARS-CoV-2 hoặc ngăn chặn virus xâm nhập tế bào.

Cùng với đó, tại Nhật Bản, ít nhất 4 công ty dược phẩm, trong đó có Daiichi Sankyo có trụ sở tại Tokyo và Shionogi Pharmaceutical có trụ sở tại Osaka, đã tiến hành thử nghiệm giai đoạn 1 và 2 đối với một số ứng viên vaccine dựa trên cơ chế mRNA và công nghệ truyền thống.

Hiện nay, vaccine Covid-19 công nghệ mRNA của Công ty Daiichi Sankyo đang ở giai đoạn kết thúc các thử nghiệm lâm sàng cuối cùng. Nhà sản xuất đặt mục tiêu đưa vaccine này trở thành loại dùng cho mũi tiêm nhắc lại kể từ năm 2022.

Trong khi đó, Hàn Quốc có ít nhất 5 hãng dược phẩm đang nỗ lực nghiên cứu và phát triển vaccine nội địa. Trong đó, các ứng viên vaccine của Công ty Genexine và SK Bioscience hiện đang trong quá trình thử nghiệm giai đoạn 2.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng đã cam kết cung cấp mọi hỗ trợ có thể để phát triển vaccine Covid-19 nội địa, với việc đưa ra gói đầu tư 2,2 ngàn tỷ won (2,6 tỷ USD) nhằm trợ lực các nhà sản xuất dược trong nước. Với nguồn lực này, các chuyên gia đánh giá, Hàn Quốc có đủ khả năng để trở thành một thế lực lớn trong ngành công nghiệp vaccine toàn cầu.

Đài Loan (Trung Quốc) cũng đã nhanh chóng phát triển vaccine Covid-19 nội địa để đẩy nhanh chương trình tiêm chủng khi vùng lãnh thổ này gặp khó khăn trong đảm bảo nguồn cung từ các công ty dược phẩm lớn.

Vaccine Covid-19 của Đài Loan được sản xuất bởi công ty Medigen Vaccine Biologics đã được đưa vào chương trình tiêm chủng từ ngày 23/8. Trước những ý kiến trái chiều về tính an toàn của vaccine Medigen, Giám đốc điều hành Medigen Vaccine Biologics khẳng định, vaccine Medigen có hiệu quả “tương tự hoặc thậm chí tốt hơn” so với vaccine AstraZeneca.

Nói đến việc phát triển vaccine nội địa không thể không nhắc đến Ấn Độ khi nước này mới thông qua sử dụng khẩn cấp vaccine DNA đầu tiên của thế giới. Vaccine này có tên ZyCoV-D do Công ty Zydus Cadila sản xuất. ZyCoV-D không cần kim tiêm và được cấp phép sử dụng khẩn cấp cho người trưởng thành cũng như trẻ em trên 12 tuổi.

Việc không cần dùng đến kim tiêm là một lợi thế của vaccine ZyCoV-D, bởi nó giúp giảm lo lắng, khuyến khích thêm nhiều người, đặc biệt là trẻ em, đến tiêm vaccine. Ấn Độ đã lên kế hoạch sản xuất 50 triệu liều ZyCoV-D vào đầu năm tới. Trước đó, Ấn Độ cũng đã cấp phép khẩn cấp đối với vaccine Covaxin, do Công ty Bharat Biotech International phát triển bằng công nghệ bất hoạt.

Một đại diện của khu vực Đông Nam Á là Thái Lan cũng đã có kế hoạch giảm sự phụ thuộc vào vaccine nhập khẩu và tăng cường nguồn cung cho quốc gia. Các nhà khoa học Thái Lan đã phát triển tới 6 loại vaccine trong nước dù chưa có ứng cử viên nào được cấp phép sử dụng. Cho đến nay, các nhà khoa học đã báo cáo kết quả thuận lợi cho 2 ứng viên, bao gồm vaccine ChulaCov-19 theo công nghệ mRNA và NDV-HXP-S sử dụng virus bất hoạt.

Bước đi đúng đắn

Giới chuyên gia đã ghi nhận nỗ lực của các nước châu Á trong việc chú trọng phát triển vaccine nội địa để đảm bảo an ninh vaccine, trong bối cảnh nhiều nước vẫn đang phụ thuộc lớn vào nguồn cung vaccine từ các nước phương Tây.

GS Paul Tambyah, Chủ tịch Hiệp hội châu Á - Thái Bình Dương về vi sinh và lây nhiễm lâm sàng, cho rằng, sản xuất vaccine nội địa là “câu trả lời đúng đắn” cho khu vực Đông Nam Á. Ông cũng đề cao năng lực sản xuất vaccine của các nước có thu nhập trung bình trong khu vực như Indonesia và Thái Lan.

GS TS Kiat Ruxrungtham, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu vaccine Chula (Chula VRC - Thái Lan) nhận định, việc có thể tự sản xuất vaccine đóng vai trò rất quan trọng đối với tương lai và an ninh y tế của đất nước cũng như khu vực. Theo ông, ngay cả khi không tạo nên đột phá, việc này cũng giúp các nước tích lũy kinh nghiệm ứng phó với các bệnh truyền nhiễm khác.

Ngoài việc đảm bảo an ninh vaccine, việc nghiên cứu và phát triển vaccine nội địa cũng mang lại một số lợi ích kinh tế lớn cho các nước. Theo TS Ravi Ganapathy - người dẫn đầu nhóm phát triển quy trình vaccine tại IVI, thị trường cho các loại vaccine hiện đang được phát triển vẫn rất rộng lớn.

Theo ông Ganapathy, trong khoảng từ 3 đến 6 tháng tới, dù đại dịch có thể phần lớn được kiểm soát nhưng nhu cầu vaccine ở các nước châu Phi và khu vực Nam Mỹ vẫn rất lớn. Ông cho rằng những loại vaccine này có thể đáp ứng những nhu cầu trên, đặc biệt nếu chúng rẻ hơn so với những loại được sản xuất ở các nước phát triển.

Theo ông Ken Ishii, Giám đốc Trung tâm Chế tạo vaccine quốc tế tại Tokyo, bên cạnh các lợi ích về việc đảm bảo tự chủ, an ninh vaccine và lợi ích kinh tế, việc phát triển vaccine nội địa cũng giúp các nước mở rộng “kho vũ khí ngoại giao và quyền lực mềm” của mình.            

Tại Việt Nam, từ đầu năm nay, Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế (IVAC) cũng đã bắt đầu tiến hành thử nghiệm trên người những liều Nanocovax và Covivac đầu tiên. Theo Bộ Y tế, nếu thuận lợi, Việt Nam sẽ có vaccine ngừa Covid-19 đầu tiên mang tên Nanocovax trong năm 2021. Hai loại vaccine khác hiện cũng đang được nghiên cứu nhưng chưa bắt đầu thử nghiệm trên người.

Theo Đại Đoàn Kết
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị Chào mừng 30.4 chiến thắng điện biên phủ Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Radio online
Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 20/04/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV