tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Văn hóa rượu bia, văn hóa kiểu gì? 

Chia sẻ: 

21/01/2023 - 09:29:00


 Động thái quyết liệt trong chỉ đạo và xử lý vi phạm nồng độ cồn ở người tham gia giao thông là hết sức cần thiết và được dư luận đồng tình, ủng hộ. Song để có thể tạo nên chuyển biến thực sự bền vững và lâu dài, cần nhiều hơn một sự quyết liệt.
 

Trước hết, đối với hiệu quả công tác kiểm tra xử lý vi phạm về nồng độ cồn, cần được đánh giá bằng phương pháp định tính. Bởi cao điểm Tết nào từ rất nhiều năm nay – nhất là từ khi Nghị định 100 ban hành, thì nồng độ cồn luôn là trọng tâm số 1.

Như vậy, về lý thuyết, sự quyết liệt vẫn đang duy trì theo chỉ đạo của Bộ Công an, chứ không phải đợi đến khi địa phương “tuyên chiến”.

Cao hơn, ngay sau khi Nghị định 100 có hiêu lực, tháng 1/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị về tăng cường thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100. Trong đó, người đứng đầu Chính phủ đặc biệt nhấn mạnh tinh thần: tuyệt đối không can thiệp vào quá trình xử lý vi phạm nồng độ cồn.

 

Sẽ không cần một chỉ đạo nhắc lại nào ở các địa phương, bộ ngành, đơn vị, nếu như tinh thần đó lâu nay vẫn đang được quán triệt và làm nghiêm. Vậy thì, không cần phải mỗi cao điểm lại phải hô khẩu hiệu với nhau, mà cái cần nhất là làm cho hết, cho tới những gì đã chỉ đạo.

Thứ hai, cũng về lý thuyết, vi phạm nồng độ cồn trong giao thông hoàn toàn có thể được đẩy lùi, giảm thiểu, với các biện pháp đủ mạnh và đồng thời, từ đánh vào túi tiền, đánh vào uy tín, danh dự… của cá nhân và tổ chức. Song, dùng sức mạnh để “đẩy”, vẫn chưa phải là cái gốc.

 

Loại trừ thói lạm dụng tín nhiệm, ảo tưởng quyền lực ở một bộ phận người có chức có quyền dẫn đến hành xử vô pháp vô thiên trong giao thông, thì còn một cái gốc khác, là tập quán.

Cái mà nhiều người vẫn lầm tưởng và đồng nhất với văn hóa rượu bia, thực ra, phần nhiều không còn là văn hóa. Nó đúng hơn là một tập quán cổ hủ, nhiều khi đến mức tệ nạn, một thứ trở lực thật sự với yêu cầu phát triển khỏe mạnh về thể chất lẫn tinh thần từ cá nhân cho đến toàn xã hội.

Phải mượn bia rượu để thiết lập, duy trì quan hệ dích dắc mà tựu trung là lợi ích kinh tế với nhau, có phải là văn hóa?

Buộc phải rượu bia mới có thể mở lòng, chia sẻ giãi bày hoặc nói thẳng được với nhau, có đúng là văn hóa?

Lấy mức đầy vơi của rượu và độ say của người uống để đo cái tình, thì văn hóa ở đâu?

 

Nâng ly chúc nhau mà cạn xuống cạn lên, hò dô dăm bảy lượt, đến mức mặt đỏ tía tai, méo cả tiếng, vẹo cả người, là văn hóa kiểu gì?

Vui, nhất định phải rượu mới thăng hoa; buồn phải có rượu mới khuây, đó có thực là văn hóa, hay chỉ là một sự bất lực, thiếu kỹ năng giải tỏa năng lượng, cân bằng cảm xúc?

Rượu bia đã từng là một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực. Ấy là khi nó được sử dụng như một thứ tinh hoa, một sản phẩm văn minh của con người, để thêm trân trọng nhau trong giao tế, thêm đậm đà tình thân, thêm thi vị cho tao nhân mặc khách…

Nhưng ngược lại, một khi đã bị sử dụng như là công cụ để đạt các mục đích thực dụng, thì nét văn hóa ấy không còn.

Minh định giữa cái thực sự là văn hóa và cái ngụy biện nhân danh văn hóa trong chuyện sử dụng rượu bia, các nhà quản lý xã hội sẽ thấy rằng, giải pháp quan trọng để đẩy lùi tệ nạn giao thông hay tệ nạn xã hội liên quan đến cồn, trước hết là xây dựng cho cộng đồng một cách quan niệm mới, một lối sống mới,  một ứng xử mới thật văn hóa trong mọi quan hệ xã hội, mà trong đó, rượu bia không cần phải là công cụ, không nên là công cụ.

Khi đó, cách ứng xử với rượu bia mới có cơ hội trở về văn hóa.

Khi đã thành bản năng văn hóa, việc uống có trách nhiệm sẽ là đương nhiên mà chẳng phải hô hào.

Khi đã thành bản năng văn hóa, người uống tự biết mình cần làm gì để rượu chỉ giúp mình đẹp hơn, hay hơn, chứ tuyệt đối không để tệ hại hơn sau khi uống.

Khi đó, các chế tài pháp luật tồn tại như sự nhắc nhở nghiêm khắc với những thiểu số hay quên, hoặc chưa đạt đến năng lực văn hóa.

Cái văn hóa ấy, thực ra chẳng có gì to tát xa vời, mà cũng chỉ là biểu hiện của hai từ “tiên tiến”, trong mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, mà ai cũng thuộc nằm lòng.

Và cái văn hóa ấy, đương nhiên, cần được xây dựng một cách nghiêm túc, công phu, với những người tiên phong, trước hết là những người “có tóc”./.

Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị chiến thắng điện biên phủ Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Radio online
Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 06/05/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV