VIDEO: Khi người nông dân ly nông không ly hương01/05/2023 - 19:31:00 Ở quê mà sống được thì chẳng ai muốn xa quê. Đây là quan điểm của nhiều người dân vùng nông thôn, kể cả người trong độ tuổi thanh niên. Vì vậy, việc làm là thứ có sức mạnh nhất để giữ chân người nông dân ở lại quê, để người dân có cơ hội ly nông nhưng không ly hương.
Sinh ra và lớn lên tại làng nghề thêu ren Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, 36 năm về trước Bà Nguyễn Thị Xuân đã bén duyên với nghề thêu, nếu trước đây bà Xuân chỉ nhận hàng về nhà tranh thủ lúc nông nhàn để làm, đến khi các cơ sở, doanh nghiệp thêu hình thành tại địa phương thì chuyển sang làm tại xưởng, sau 26 năm bó tại cơ sở thêu tại xã bà Xuân đã thành nghệ nhân có kỹ thuật cao, thêu đã thành nghề và không chỉ mang lại thu nhập, hạnh phúc hơn là bà Xuân vẫn nối nghiệp được nghề truyền thống từ 3 đời nay. Bà Xuân chia sẻ Không theo làm nông nghiệp và cũng không nộp đơn xin làm ở công ty, doanh nghiệp nước ngoài như nhiều thanh niên nông thôn khác, chị Nguyễn Thị Hoa ở thôn Mép, xã Minh Đức, huyện Tứ Kỳ đã xin vào làm nhân viên bán hàng tại shop quần áo thời trang. Thu nhập ổn định và gần gia đình là điều chị Hoa tâm đắc khi lựa chọn việc mình làm. Chị Hoa tâm sự Cùng với chị Hoa, 7 nhân viên đang làm tại chuỗi 5 shop thời trang Kim Chi đặt tại các huyện Tứ Kỳ, Kim Thành hiện đang bằng lòng với việc làm tại đây bởi thu nhập hàng tháng ổn định từ 9-12 triệu đồng, mọi chế độ được hưởng như làm việc tại các doanh nghiệp lớn. Anh Hoàng Vũ Chính, Chủ shop thời trang Kim Chi, huyện Tứ Kỳ bày tỏ Sau một thời gian tích lũy vốn liếng và nhận thấy nguồn lao động ở quê khá dồi dào, năm 2021, chủ cơ sở may Đức Dương ở xã Thanh Xá, huyện Thanh Hà đã quyết định mở xưởng may mặc xuất khẩu, 45 người lao động chủ yếu là người dân địa phương ở nhiều lứa tuổi đã làm việc tại đây. Với mức lương bình quân từ 5-7 triệu đồng, người cao có thể đạt 12 triệu đồng, các lao động ở đây phần lớn đều xác định gắn bó với cơ sở. Sau nhiều năm làm việc tại các doanh nghiệp xa quê, Chị Đặng Thị Lĩnh, xã Thanh Xá, huyện Thanh Hà đã về quê khi gần nhà có mở xưởng may, chị Lĩnh cho biết Trên thực tế, nhiều cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh tại các làng quê đã và đang góp phần không nhỏ trong giải quyết việc làm, tăng nguồn thu khác ngoài sản xuất nông nghiệp, đây chính là nội lực của địa phương trong xây dựng NTM, nâng cao đời sống nhân dân. Tuy vậy, những tổ chức này cũng đang gặp khó trong ổn định sản xuất. Công ty cổ phần thêu may Minh Tú ở xã Hưng Đạo là ví dụ, ảnh hưởng dịch covid-19 là một trong những nguyên nhân chính khiến đơn hàng xuất khẩu sụt giảm. Bà Nguyễn Thị Viến, Giám đốc Công ty cổ phần thêu may Minh Tú chia sẻ Để người dân nông thôn ly nông nhưng không ly hương có thêm nhiều cơ hội việc làm, những khó khăn về cơ chế, chính sách cần được “cởi mở” để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn từng vùng nông thôn. Hình thành chuỗi thu mua, chế biến, tiêu thụ các nông sản gắn với thu hút lao động nông thôn. Đồng thời có cơ chế khuyến khích hợp tác xã, tổ hợp, hộ gia đình đầu tư công nghiệp nhỏ, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nhưng gắn với bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn xanh, sạch, đẹp… Vũ Long
Ý kiến bạn đọc
Tin cùng chuyên mục
|
Theo TTKTTV
|