VIDEO: Làng nghề truyền thống cần được hỗ trợ phát triển06/06/2022 - 14:20:00 Hải Dương là quê hương của nhiều làng nghề truyền thống danh tiếng. Tuy nhiên trong tiến trình phát triển, nhiều làng nghề đã mai một dần. Toàn tỉnh hiện còn 66 làng nghề đã được cấp giấy chứng nhận và hoạt động nhưng hầu hết là theo phương thức sản xuất gia đình. Để làng nghề truyền thống phát triển phù hợp với xu thế của thời đại cần phải được quan tâm đầu tư.
Làng nghề gốm Chu Đậu xã Thái Tân huyện Nam Sách.... Gốm Chu Đậu phát triển rực rỡ vào giai đoạn thế kỷ XIV – XVII. Chiếc bình tỳ bà được trưng bày tại bảo tàng Isranbul Thổ Nhĩ Kỳ có giá trị lên tới triệu đô là 1 minh chứng cho giá trị của làng nghề Chu Đậu. Sau hơn 500 năm thất truyền, ngày nay Công ty Cổ phần Gốm Chu Đậu đã và đang phục hưng lại các sản phẩm gốm cổ. Đây là làng nghề được doanh nghiệp đầu tư nên có quy mô phát triển tốt.
Nghề chạm khắc gỗ ở Đông Giao huyện Cẩm Giàng ra đời từ thế kỷ XVII. Hiện nay, với nhiều loại sản phẩm phong phú, đa dạng thường làm hàng lưu niệm, hàng nội thất gia đình. Có lẽ do nhu cầu sử dụng sản phẩm chạm khắc gỗ làm hàng nội thất và trang trí nên làng nghề phát triển tốt. Một số thanh niên của làng yêu nghề truyền thống đã có định hướng lưu giữ và phát triển nghề. Những bức tranh thêu tinh xảo từ đường nét hoa văn đến mầu sắc tái hiện lại nét văn hóa truyền thống của đất nước con người Việt Nam đã trinh phục được khách quốc tế. Đó là sản phẩm thêu gen của Làng nghề thêu ren Xuân Nẻo huyện Tứ Kỳ. Hiện nay làng nghề chỉ còn khoảng 10 hộ giữ nghề thêu và tập chung nhau lại để làm. Do đó thị trường không phát triển được, người làm nghề thu nhập thấp. Những nghệ nhân của làng nghề thêu gen đều mong muốn được đầu tư hỗ trợ để có thị trường ổn định cho sản phẩm. Thực tế cho thấy hiện nay các làng nghề vẫn phát triển theo quy mô gia đình, chưa được quy tụ thành khu phát triển tập trung có cơ sở vật chất đảm bảo về an toàn lao động, môi trường…vv Làng nghề truyền thống cần được gắn kết với các chương trình xây dựng nông thôn mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và bảo vệ môi trường sinh thái. Có như vậy làng nghề mới tồn tại và phát triển tốt. Hoàng Vân
Ý kiến bạn đọc
Tin cùng chuyên mục
|
Theo TTKTTV
|