tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Việt Nam cán mốc 100 triệu người: Những vấn đề đặt ra về bình đẳng giới

Chia sẻ: 

30/03/2023 - 15:19:00


Dân số Việt Nam sẽ cán mốc 100 triệu người trong năm 2023. Chia sẻ với Báo PNVN, bà Naomi Kitahara, Trưởng Đại diện của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam, đã chỉ ra những cơ hội cũng như thách thức từ mức tăng trưởng dân số đối với các quyền, trong đó có quyền của phụ nữ, cũng như bình đẳng giới.
 
 

Chăm sóc trẻ sơ sinh tại bệnh viện. Ảnh minh họa: Dương Ngọc/TTXVN

 
 

PV: Việc dân số Việt Nam cán mốc 100 triệu người sẽ có những tác động như thế nào, thưa bà?

Bà Naomi Kitahara: Dân số Việt Nam sẽ sớm đạt 100 triệu người và dấu mốc này sẽ đưa Việt Nam trở thành quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới. Đây là một cột mốc quan trọng đối với Việt Nam. Dân số 100 triệu đồng nghĩa với việc Việt Nam có một thị trường nội địa rộng lớn, khả năng thu hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hơn với nguồn lao động khỏe mạnh, có trình độ học vấn và tay nghề cao, tư duy đổi mới sáng tạo. 

Do đó, chúng ta cần phải nhận ra rằng, 100 triệu người vào năm 2023 không chỉ là con số mà đó là tầm nhìn xây dựng một đất nước Việt Nam hùng cường cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Việt Nam cán mốc 100 triệu người: những vấn đề đặt ra  về bình đẳng giới  - Ảnh 1.

Bà Naomi Kitahara, Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam

Tuy nhiên, sự suy giảm tỷ lệ sinh và hạn chế mức sinh trong những thập kỷ vừa qua đang khiến cho dân số Việt Nam già đi nhanh chóng. Việt Nam được dự báo sẽ trở thành quốc gia có dân số già vào năm 2036 khi dân số từ 65 tuổi trở lên đạt 15,5 triệu người, chiếm hơn 14% tổng số dân. 

Ngoài ra, do tâm lý ưa thích có con trai vẫn còn phổ biến trong xã hội Việt Nam, cùng với mức sinh giảm và hạn chế số con cũng như các công nghệ sẵn có nên thực hành lựa chọn giới tính trước sinh đang diễn ra phổ biến. Ước tính, khoảng 47.000 trẻ em gái bị thiếu hụt mỗi năm.

Dự báo đến năm 2034, Việt Nam sẽ dư thừa 1,5 triệu nam giới trong độ tuổi 15-49 và con số này sẽ lên đến 2,5 triệu người vào năm 2059.

PV: Như bà vừa nói, tình trạng lựa chọn giới tính trước sinh đang diễn ra phổ biến. Vậy cần có hành động gì để đảm bảo quyền được sinh ra của trẻ em gái?

Bà Naomi Kitahara: Trên lộ trình phát triển bền vững của Việt Nam, cần nhấn mạnh con người là giải pháp, không phải là vấn đề. Vấn đề không nằm ở số lượng người nhiều hơn hay ít hơn mà là đảm bảo tất cả mọi người được tiếp cận các cơ hội một cách bình đẳng. Mọi người dân phải được hỗ trợ thực hiện các quyền, trong đó có quyền đưa ra quyết định về sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản cũng như bình đẳng giới. 

Việt Nam cán mốc 100 triệu người: những vấn đề đặt ra  về bình đẳng giới  - Ảnh 2.

Một gia đình đón em bé mới chào đời. Ảnh minh họa

Chúng tôi khuyến nghị Việt Nam cần tuân thủ một cách đầy đủ những nguyên tắc của hội nghị quốc tế về dân số và phát triển (ICPD). Theo đó, các cá nhân và các cặp vợ chồng nên được tự do quyết định một cách có trách nhiệm về số lần sinh, khoảng cách giữa các lần sinh và thời điểm sinh con.

Để làm được như vậy, tất cả chúng ta phải đảm bảo rằng, mọi phụ nữ, mọi bà mẹ và mọi cặp vợ chồng đều có thể tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản có chất lượng, các chính sách xã hội hỗ trợ trẻ em và có thể xem xét hỗ trợ nhà ở cho các cặp vợ chồng trẻ.

Theo ước tính của UNFPA trên toàn cầu, cứ 1 USD đầu tư vào sức khỏe bà mẹ có thể mang lại 8,4 USD lợi tức kinh tế vào năm 2050. Tương tự như vậy, cứ 1 USD đầu tư vào công tác kế hoạch hóa gia đình sẽ thu về 10,1 USD lợi tức kinh tế. 

Để hưởng trọn vẹn lợi ích mà lợi thế dân số mang lại, chúng tôi khuyến nghị Việt Nam tiếp tục đầu tư vào thanh thiếu niên thông qua các chính sách và chương trình y tế, giáo dục, cơ hội việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong kỷ nguyên mới và thúc đẩy tinh thần đổi mới sáng tạo trong nước.

Tỷ lệ tử vong mẹ và nhu cầu kế hoạch hóa gia đình chưa được đáp ứng vẫn cao hơn đáng kể trong nhóm dân tộc thiểu số, lao động nhập cư và thanh thiếu niên. Việt Nam cần tăng cường các chính sách về dịch vụ liên quan đến sức khỏe, bao gồm cả sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản, nhất là đối với phụ nữ.

PV: Những thay đổi quan trọng về cơ cấu dân số đang diễn ra như một phần của xu hướng toàn cầu. Theo bà, Việt Nam cần chú ý đến những đặc thù giới gì để phát triển bền vững?

Bà Naomi Kitahara: Chúng ta cần đặc biệt chú ý đến nhu cầu đặc thù của các nhóm dân số dễ bị tổn thương như phụ nữ và trẻ em gái, thanh thiếu niên, người cao tuổi, người dân tộc thiểu số, lao động di cư, người khuyết tật và nạn nhân của bạo lực gia đình, bạo lực giới.

Hơn nữa, với vấn đề già hóa dân số, an sinh xã hội cũng như các cơ chế hỗ trợ và chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ cao tuổi, cần phải được đảm bảo bằng cách áp dụng phương pháp tiếp cận theo vòng đời và khuyến khích người cao tuổi tiếp tục tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội. 

Phải đảm bảo rằng không ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển bền vững của đất nước và một cách tiếp cận chung cho tất cả mọi người sẽ không phù hợp trong bối cảnh kinh tế - xã hội đa dạng của Việt Nam.

PV: Xin trân trọng cảm ơn bà!

 
Theo Phụ nữ Việt Nam
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 23/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV