Tại tòa, bị cáo Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II (Cục II), cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước thừa nhận hành vi và tội danh nhận hối lộ 5,2 triệu USD từ bị cáo Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát trong cáo trạng tương ứng phù hợp với lời khai báo tại cơ quan điều tra.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>

Bị cáo Đỗ Thị Nhàn tại phiên tòa ngày 8-3. 

Song bị cáo Nhàn cũng bổ sung thêm lời khai so với nội dung đã trình bày ở cơ quan điều tra và đã được kết luận điều tra ghi nhận là bị cáo đã nhận tiền từ bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn, nhưng vẫn giữ nguyên chưa sử dụng. 

Theo bị cáo Nhàn, trong suốt thời gian thanh tra, bị cáo không nhận bất cứ quà gì từ phía SCB. Sau khi bị cáo đã hoàn thành báo cáo kết quả thanh tra, có báo cáo đầy đủ sai phạm của SCB thì bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn, cựu Tổng giám đốc Ngân hàng SCB đưa tiền cho bị cáo. Bị cáo Nhàn nói không lấy thì Văn nói “đừng làm khó người cũng như làm khó chính mình”. “Bị cáo nghe nói bạn của Văn là công an nên bị cáo rất sợ, đã nhiều lần bị cáo liên hệ với bị cáo Văn để trả lại tiền nhưng không được”, Đỗ Thị Nhàn trình bày.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
 Bị cáo Trương Mỹ Lan tại phiên tòa.

Về hành vi sửa báo cáo kết quả thanh tra, bị cáo Nhàn khai làm việc “theo chỉ đạo của bị cáo Nguyễn Văn Hưng” (cựu Phó chánh Thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước). Bị cáo Hưng là người ra quyết định thanh tra, chịu trách nhiệm chỉ đạo, giám sát nội dung hoạt động thanh tra của đoàn Thanh tra tại SCB. Trong vụ án, bị cáo Hưng cũng bị cáo buộc nhận 390.000 USD của bị cáo Trương Mỹ Lan.

Bị cáo Nhàn trình bày, khi nhận được giấy triệu tập của Văn phòng Chính phủ, Nhàn nói với Nguyễn Văn Hưng đã có 3 tờ trình xin ý kiến lãnh đạo của Ngân hàng Nhà nước. Theo kết quả thanh tra, SCB đã rơi vào nhóm 3 - 5, Hưng chỉ đạo chỉnh SCB vào nhóm 1. Bị cáo Nhàn chỉ sửa bổ sung vào phần nhận xét đánh giá trong kết luận thanh tra của báo cáo đợt 1 năm 2018 theo chỉ đạo của Hưng nhưng vẫn bảo lưu kết quả thanh tra, vẫn phản ánh SCB là “ngân hàng rất xấu”.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
 Các bị cáo tại phiên tòa ngày 8-3.

Tuy nhiên, theo Chủ tọa phiên tòa, thẩm phán Phạm Lương Toản, Chánh tòa Hình sự Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, dù kết quả thanh tra có phản ánh SCB là ngân hàng xấu như lời bị cáo khai, nhưng sau khi sửa đã không phản ánh hết cái xấu, không đúng với thực tế khách quan, nếu không SCB đã bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ trước. Bị cáo Đỗ Thị Nhàn đồng ý quan điểm này.

Theo cáo trạng, trong quá trình Ngân hàng Nhà nước thanh tra tại SCB 2 lần vào năm 2017 và 2018, để che giấu thực trạng đặc biệt yếu kém và các sai phạm tại SCB, bị cáo Trương Mỹ Lan trực tiếp gặp gỡ, bàn bạc, trao đổi với Trưởng đoàn Thanh tra là Đỗ Thị Nhàn; đồng thời chỉ đạo cựu Tổng giám đốc SCB Võ Tấn Hoàng Văn đưa cho bị cáo Nhàn 5,2 triệu USD, tương đương 118 tỷ đồng.

Đỗ Thị Nhàn đã chỉ đạo thành viên trong Đoàn Thanh tra báo cáo không trung thực, không đầy đủ về các sai phạm của SCB, cố tình che giấu, làm nhẹ sai phạm của SCB và kiến nghị đề xuất tạo điều kiện cho SCB được tái cơ cấu.

Đến nay, Đỗ Thị Nhàn đã nộp 4,8 triệu USD và 10 sổ tiết kiệm ngân hàng có tổng số tiền hơn 10 tỷ đồng để khắc phục hậu quả.

TTXVN