tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Xung đột Ukraine định hình lại thị trường dầu mỏ toàn cầu thế nào? 

Chia sẻ: 

01/06/2022 - 15:32:00


 

Thị trường dầu mỏ trên toàn thế giới đang dịch chuyển theo hướng Nga tăng cường xuất khẩu sang châu Á, trong khi châu Âu đẩy nhập khẩu dầu từ châu Phi và Mỹ. 

Chú thích ảnh
tàu chở dầu mang cờ Nga Pegas được chụp tại một cảng ở Marmara Ereglisi, miền tây Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 16/1/2022. Ảnh: Reuters

Xung đột Nga-Ukraine đã định hình lại thị trường dầu mỏ toàn cầu, khi các nhà cung cấp châu Phi đang sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của châu Âu, trong khi Moskva, vốn bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây, ngày càng hướng dầu thô của mình đến châu Á.

Việc định hướng lại này đánh dấu sự biến động lớn liên quan đến nguồn cung thương mại dầu mỏ toàn cầu kể từ cuộc cách mạng đá phiến của Mỹ, vốn làm thay đổi thị trường khoảng một thập kỷ trước, đồng thời cho thấy Nga vẫn có thể tránh được lệnh cấm dầu của Liên minh châu Âu (EU), với điều kiện là châu Á và Trung Quốc tiếp tục mua dầu thô của Moskva.

Các biện pháp trừng phạt đối với Moskva sau khi cuộc xung đột ở Ukraine bắt đầu vào tháng 2, trong đó có lệnh cấm nhập khẩu dầu của Mỹ, đã khiến Nga phải "xoay trục" khỏi châu Âu, chuyển sang các khách hàng Ấn Độ và Trung Quốc, những nước đang mua hàng giá rẻ với số lượng lớn.

Theo dữ liệu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế có trụ sở tại Paris, xuất khẩu của Nga đã trở lại mức trước khi cuộc xung đột nổ ra vào tháng 4 và giá dầu đã ổn định quanh mức 110 USD sau khi đạt đỉnh trên 139 USD/thùng trong 14 năm vào tháng 3.

Nhìn chung, dòng dầu của Nga đến châu Á qua đường biển đã tăng ít nhất 50% kể từ đầu năm, theo công ty theo dõi tàu chở dầu Petro-Logistics và các dữ liệu khác. Hoạt động vận chuyển giữa các tàu thuyền, chiếm một phần nhỏ trong tổng thương mại đường biển, đã dịch chuyển khỏi bờ biển Đan Mạch sang Biển Địa Trung Hải để tránh các lệnh trừng phạt.

Chủ tịch Petro-Logistics Mark Gerber nói: “Việc chuyển giao từ tàu sang tàu (STS) diễn ra phổ biến ở vùng biển Đan Mạch, tại điểm vào của Biển Baltic. Nhưng giờ đây điều đó không còn xảy ra nữa và xu hướng STS từ tàu chở dầu bị trừng phạt sang tàu chở dầu không bị trừng phạt ngày càng tăng ở vùng biển Địa Trung Hải".

Ông Gerber cho biết khối lượng dầu thô của Nga và các sản phẩm được chuyển giữa các tàu chở dầu ở Địa Trung Hải vào khoảng 400.000 thùng/ngày (bpd), trong đó phần lớn được chuyển đến châu Á, bổ sung vào tổng số 2,3 triệu thùng/ngày trực tiếp đến khu vực này.

Vào tháng 1/2022, trước cuộc xung đột Nga-Ukraine, khoảng 1,5 triệu thùng/ngày đã được gửi trực tiếp đến châu Á. 

Các nhà giao dịch cho biết dầu của Nga được chất trên các tàu chở dầu Aframax hoặc Suezmax có sức chở dưới 1 triệu thùng và nó được chuyển trên biển sang các tàu lớn hơn có thể chở 2 triệu thùng, giúp cho việc vận chuyển tiết kiệm chi phí hơn.

Khối lượng vận chuyển bằng đường biển chỉ là một phần trong tổng kim ngạch xuất khẩu từ Nga. Tính cả nguồn cung đường ống dẫn, tổng xuất khẩu sản phẩm và dầu thô của Nga đã tăng lên trên 8 triệu thùng/ngày trong tháng 4, trở lại mức trước khi xung đột nổ ra.

 

Để bù đắp cho sự sụt giảm dầu từ Nga, các nhà máy lọc dầu châu Âu đã chuyển sang nhập khẩu dầu thô Tây Phi, tăng 17% trong tháng 4 so với mức trung bình của giai đoạn 2018-2021, theo Petro-Logistics.

ADVERTISING
 

Dữ liệu của Eikon (hệ thống theo dõi và phân tích tài chính), cũng cho thấy sự gia tăng với 660.000 thùng/ngày, chủ yếu từ Nigeria, Angola và Cameroon đến khu vực Tây Bắc châu Âu vào tháng 5, trong ba chuyến hàng của Nigeria Amenam, so với một chuyến vào tháng 2/2022.

Trong khi đó, lượng dầu thô Tây Phi xuất sang Ấn Độ đã giảm gần một nửa, theo ông Gerber, với 280.000 thùng/ngày được giao trong tháng 4, so với 510.000 thùng/ngày trong tháng 3 khi New Delhi chuyển sang nguồn cung của Nga.

Petro-Logistics cho biết nguồn cung từ Bắc Phi sang châu Âu đã tăng 30% kể từ tháng 3. Dữ liệu của Eikon cũng cho thấy lượng hàng đến Tây Bắc châu Âu từ cảng Sidi Kerir của Ai Cập, mà các nhà phân tích cho rằng có khả năng là dầu thô của Saudi Arabia, tăng gần gấp đôi so với tháng 3, lên trên 400.000 thùng/ngày vào tháng 5.

Mỹ cũng đã tăng cường cung cấp cho châu Âu. Theo công ty theo dõi Kpler, nhập khẩu dầu thô của châu Âu trong tháng 5 từ Mỹ trên cơ sở đã giao tăng hơn 15% so với tháng 3, tốc độ tăng hàng tháng cao nhất trong hồ sơ của công ty. Châu Âu đã nhập khoảng 1,45 triệu thùng/ngày dầu thô từ Mỹ.

Công Thuận/Báo Tin tức
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Radio online
Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 16/06/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV